Giá bưởi cảnh cổ thụ tăng 5-8 triệu đồng/cây, nhưng nhiều nhà vườn ở Văn Giang (Hưng Yên) vẫn lo cháy hàng dịp Tết. Những cây bưởi cảnh cổ thụ quả sai lúc lỉu, tầm 300 quả, giá lên tới 50-60 triệu đồng.

Bưởi cảnh tiền triệu: Hàng sạch chơi Tết, không sợ dính độc

Anh Đỗ Mạnh Hà (Đan Nhiễm, Văn Giang), chủ một vườn bưởi cổ thụ ở Văn Giang, cho hay, chưa đến Tết Nguyên đán Kỷ hợi 2019, mới tháng 10 âm lịch khách đã tấp nập hỏi mua bưởi cảnh chơi Tết nên nhà vườn phải mở bán sớm, thay vì chờ đến tháng 11 như mọi năm.

Mặc dù giá bưởi tăng cao so với mọi năm nhưng các “thượng đế” vẫn mạnh tay chi bạo để rinh về hàng độc. Đặc biệt, dòng bưởi cảnh cổ thụ có giá 15-20 triệu tăng 3-5 triệu đồng/cây, loại 50-60 triệu tăng 5-8 triệu/cây, các cây nhỏ hơn tăng 2-3 triệu/cây.

Anh Mạnh Hà lý giải, giá bưởi bị đẩy lên cao do lượng tiêu thụ năm trước bỗng nhiên tăng đột biến, đến đầu tháng 12 âm lịch các nhà vườn đều hết nhẵn. Một số thượng khách sợ rơi vào tình trạng cũ nên năm nay, họ tranh thủ đi mua sớm, đặt cọc trước để nhà vườn giữ hộ.

{keywords}
Vườn bưởi của anh Hà hiện có khoảng hơn 500 gốc, dòng to khoảng 100 gốc, dòng  nhỏ và vừa khoảng 400 gốc.

Nắm bắt được tâm lý khách hàng, Tết năm nay, anh Hà trồng tăng thêm số lượng bưởi. Hiện dòng to anh có khoảng 100 gốc, dòng nhỏ và vừa khoảng 400 gốc. Do lượng cầu tăng nhanh nên đến cuối tháng 10 âm lịch anh đã bán róc 1/3 vườn.

Ngoài có tuổi đời cao thì điểm nổi bật của bưởi cổ thụ là có lượng quả lớn, trung bình cây to tầm khoảng 200-300 quả, cây nhỏ từ 60-80 quả. Đa phần quả trên cây đều nhờ kỹ thuật chiết ghép.

Theo chia sẻ của anh Hà, hàng năm vào đầu tháng 4 âm lịch anh phải lên các tỉnh Tuyên Quang, Hòa Bình mua quả về ghép. Tại các vùng này bưởi được trồng đại trà nên giá thành rẻ, chủng loại phong phú, đa dạng. Bưởi Diễn luôn là sự lựa chọn hàng đầu của giới làm cây bởi đặc tính thích nghi tốt, dễ sống, dễ chăm.

Để có một vườn bưởi xum xuê, bạt ngàn, anh Hà phải bỏ ra 1-3 tỷ để đầu tư. Chỉ tính riêng tiền thuê máy cẩu chở cây đã ngốn của anh mỗi năm cả trăm triệu đồng, chưa tính đến khoản mua cây, mua quả, mua chậu.

“Nhiều khi chỉ cần một sơ suất nhỏ cũng có thể đi tong cả chục triệu đồng. Bởi vậy, các khâu chăm sóc phải vô cùng tỉ mỉ, đặc biệt là trong thời kỳ chiết ghép” - anh Hà nói.

Giai đoạn khó nhất khi chăm bưởi cổ thụ là lúc chuyển cây từ vườn lên chậu. Các chế độ dinh dưỡng, ánh sáng đều phải điều tiết lại và khắt khe hơn. Do đó mà nhiều khách chơi Tết xong thường có xu hướng gửi nhà vườn chăm sóc hoặc mua, thuê tạm thời sau đó bán lại khi nào có nhu cầu sẽ liên hệ tiếp.

{keywords}
 Bưởi cảnh cổ thụ thường có tuổi đời từ 25-50 năm, tuổi càng cao thì giá trị cây càng lớn.
{keywords}
Giá mỗi cây bưởi cảnh cổ thụ loại to dao động từ 15-60 triệu đồng, tùy loại to nhỏ và số lượng quả trên cây.
{keywords}
Để cây có thế đứng độc lạ, quả sai trĩu, màu sắc đồng đều anh Hà phải đầu tư rất nhiều công chăm sóc, mỗi ngày anh dành 6-8 tiếng đồng hồ để chăm bón.
{keywords}
Tháng 4 âm lịch hàng năm, anh Hà thường sang các tỉnh lân cận như Tuyên Quang, Hòa Bình thu mua bưởi nhỏ về ghép.
{keywords}
Đa phần khi ghép các nghệ nhân thường chọn bưởi Diễn bởi đặc tính thích nghi tốt, dễ sống, dễ chăm.
{keywords}
Chỉ tính riêng tiền thuê máy cẩu chở cây mỗi năm anh Hà đều tiêu tốn cả trăm triệu đồng.

Hoàng Dung