Từ tuổi 12 - 18, bé gái bắt đầu bước vào một giai đoạn quan trọng, đó là quá trình phát triển của hệ sinh dục. Ở bé trai thời kỳ phát dục chậm hơn, bắt đầu khi bé 15 tuổi.

Từ tuổi 12 - 18, bé gái bắt đầu bước vào một giai đoạn quan trọng, đó là quá trình phát triển của hệ sinh dục. Ở bé trai thời kỳ phát dục chậm hơn, bắt đầu khi bé 15 tuổi. Quá trình phát dục ảnh hưởng rất lớn đến tâm - sinh lý và cả sức khỏe của mỗi người trong những giai đoạn tiếp theo của đời người. Trong quá trình phát triển ấy, nếu mọi việc tiến triển bình thường thì không có gì đáng bàn, nhưng nếu gặp trục trặc, cha mẹ cần được nhận biết sớm để có cách giải quyết nhanh nhất, khoa học nhất, giúp quá trình trưởng thành của các em đơn giản hơn, dễ chịu hơn.

{keywords}

Cha mẹ cần giúp con phát triển tâm - sinh lý tốt trong giai đoạn dậy thì.

Đối với các bé gái, mặc dù bộ phận sinh dục ngoài được bố trí, sắp xếp kín đáo và an toàn hơn so với các chàng trai, nhưng chúng cũng đòi hỏi sự chăm sóc thường xuyên ngay từ khi còn nhỏ. Cơ quan sinh dục phụ nữ phát triển mạnh vào tuổi dậy thì, nhưng ngay trong thời thơ ấu vẫn có thể bị nhiễm bệnh.

Bệnh thường gặp ở các cô bé là chảy nước vàng hôi. Thật ra, đây không phải bệnh mà là một triệu chứng viêm nhiễm ở phần ngoài âm hộ. Nguyên nhân là vệ sinh thân thể không đúng cách, đồ lót bẩn, có giun sán, có dị vật trong âm đạo. Đôi khi, hiện tượng chảy nước vàng hôi xuất hiện sau khi bé gái bị ốm (chẳng hạn sau khi viêm họng). Nếu không chữa dứt điểm, để tình trạng này kéo dài tới tuổi trưởng thành thì cô gái sẽ khó thụ thai.

Nếu bệnh viêm âm hộ phát triển thành mạn tính, ổ viêm có thể lan tới tận buồng trứng. Triệu chứng chủ yếu của bệnh viêm buồng trứng là đau ở bụng dưới. Những phụ nữ có kinh nghiệm khi thấy đau bụng dưới thì nghĩ ngay tới buồng trứng. Còn các cô gái trẻ ít khi nhớ ra buồng trứng của mình nên thường tìm nguyên nhân ở chỗ khác (chẳng hạn như đau bụng kinh hoặc viêm âm đạo). Bệnh có thể dẫn đến vô sinh. Khi bị bệnh, các bà mẹ nên đưa con mình đi khám phụ khoa. Đừng sợ vì chuyện này mà con mình xấu hổ, hoặc sinh ra tò mò mà để bệnh phát triển thành kinh niên.

BS. Vũ Nhân

(Theo Sức khỏe & Đời sống)