Năm 2010, nhiều người Mỹ sống dưới mức tối thiểu hơn bất kỳ thời điểm nào từ năm 1959 khi Cục thống kê dân số Mỹ bắt đầu thu thập dữ liệu. Ác mộng của nước Mỹ đó là cuộc khủng hoảng bần cùng.
Tháng 1 vừa qua, phóng viên ảnh được báo Time ủy quyền Jaokim Eskildsen bắt đầu ghi lại hình ảnh cuộc khủng hoảng bần cùng ở Mỹ, vốn đang lớn dần và hiện đã ảnh hưởng tới gần 46,2 triệu người Mỹ. Đi tới New York, California, Louisiana, South Dakota và Georgia trong hơn 7 tháng, Eskildsen đã dùng hình ảnh ghi lại hình ảnh của những người đang đối mặt với cảnh đói nghèo - chân dung cơn ác mộng của Mỹ.
Eskildsen vô cùng ngạc nhiên khi thấy cảnh bần cùng lan tràn
khắp ở Mỹ như thế nào. "Một khi bắt đầu đào xới, bạn sẽ thấy những người sống
trong bần cùng xuất hiện ở mọi nơi. Rất nhiều người nói thất vọng về Giấc mơ Mỹ,
và những gì họ thấy là Hiện thực nước Mỹ".
Eric, 3 tuổi, sống cùng ông bà, cha mẹ, 2 anh chị trong một ngôi nhà lưu động dành cho công nhân nông trại di cư tại Firebaugh, California. Bà của Eric và cậu bé thường phải đi bộ 3,2km tới trung tâm cộng đồng địa phương để nhận đồ ăn miễn phí.
Các lao động nông trại di cư ngồi bên ngoài một ngôi nhà ở
Firebaugh, tại thung lũng trung tâm California. Albino, trái, và Javier, ngồi
giữa, từ Mexico tới Mỹ vào những năm 1970.
Gia đình của Darla, 48 tuổi và Todd Rooks, 46 tuổi, làm nghề
đánh cá ở Louisiana đã nhiều thế hệ. Kể từ vụ tràn dầu của BP, thu nhập từ đánh
cá, câu tôm và bắt sò của họ hoàn toàn biến mất và cả nhà buộc phải rời nhà để
sống trên tàu đánh cá.
DJ, 7 tuổi tới ở trên con thuyền của ông bà cùng với em trai
Eli 3 tuổi để học nghề của gia đình. Hiện, gia đình hai em đang chờ BP phê chuẩn
kiến nghị bồi thường của họ và vẫn chưa nhận được bất kỳ khoản tiền nào.
Eli nằm trên võng trên con thuyền của ông bà. Bà cậu bé là
Darla nói, bà không muốn bé trở thành gương mặt của bần cùng. "Tôi không muốn
nhận lương thực phân phát, tôi không muốn sống nhờ phúc lợi. Tôi muốn trở thành
gương mặt thịnh vượng...tôi muốn cá".
John Moon sống khổ hạnh ở Athens, một trong những nơi nghèo
nhất của bang Georgia. Đồ đạc duy nhất của người đàn ông này là chiếc giường.
John vừa chuyển nơi sinh sống từ một căn hộ nhỏ sang một chiếc xe móc để tiết
kiệm tiền thuê nhà. John sống nhờ vào phúc lợi an sinh xã hội và phiếu phát
lương thực.
Jennifer Rhoden, 27 tuổi và bạn trai buộc phải sống dưới một chân cầu vượt ở New
Orleans do không thể trả tiền thuê nhà.
- Hoài Linh (Theo Time)