XEM CLIP:

 

 

Ông Nguyễn Ngọc Luyến - Chủ tịch UBND xã Châu Khê (huyện Con Cuông, Nghệ An) cho biết, do mưa lớn kéo dài, hơn 1 tuần nay, tại khu vực bản Bủng Xát xuất hiện vết rạn nứt lớn trên núi, kéo dài hàng trăm mét. Ngoài ra, một số đất đá bị sạt lở, lăn xuống ngay cạnh nhà dân.

{keywords}
17 hộ dân của bản Bủng Xát nằm dưới chân núi có nguy cơ bị vùi lấp bất cứ lúc nào
{keywords}
Vết nứt trên núi kéo dài khoảng 200m sau khi ở đây liên tục có mưa lớn

Ngay khi phát hiện, chính quyền xã Châu Khê tuyên truyền, vận động di dời khẩn cấp 17 hộ dân với 64 khẩu bị ảnh hưởng đến nơi an toàn.

Ngoài ra, cắt cử lực lượng túc trực 24/24 ở bản Bủng Xát để cảnh báo người dân đi lại trước nguy cơ núi đổ sập.

“Nếu mưa xuống thì chẳng biết nó sập xuống lúc nào nên anh em vẫn túc trực cả ngày lẫn đêm. Hiện toàn bộ người dân đã di dời tài sản đến nơi khác. Trong thời gian tới, địa phương sẽ giúp một số hộ dựng nhà tạm trong đất của người thân để ở”, ông Luyến thông tin.

{keywords}
Phần đất phía dưới vết nứt bị sụt xuống khoảng 40cm để lộ ra phần rễ cây
{keywords}
Nền đất yếu với nhiều vết nứt nham nhở

Bản Bủng Xát nằm giữa 2 thủy điện Chi Khê và Suối Choăng. Khu vực xảy ra vết nứt vốn là cánh rừng tre do người dân trồng từ nhiều đời nay.

Theo quan sát, vết nứt này kéo dài hơn 200m, trong đó có nhiều đoạn sâu tới 2m, rộng 1m chạy theo hình vòng cung.

{keywords}
Một số ngôi nhà bị sạt lở lấn sát, nguy cơ đổ sập xuống sông
{keywords}
 

Có căn nhà gỗ nằm ngay cạnh vết nứt, bà Lục Thị Diện kể lại, sau 2 ngày mưa to, đến tối 29/10 thì bà nghe thấy một tiếng nổ. Sau đó,  đất đá từ sau núi ào ào rơi xuống. Vì con cái đi làm xa hết nên bà Diện rất lo sợ, phải bỏ chạy.

Là hộ dân nằm trong khu vực nguy hiểm, cả tuần nay, vợ chồng bà Lô Thị Liên cùng 3 người con phải đến tá túc ở nhà người thân cách đó chừng 1km.

{keywords}
 
{keywords}
Bà Lục Thị Diện mong muốn có nơi ở mới an toàn hơn, sớm ổn định cuộc sống
{keywords}
Chính quyền xã Châu Khê đang tích cực hỗ trợ người dân dựng lại nhà cửa, sớm ổn định cuộc sống
{keywords}
Nhiều hộ dân đang di dời nhà đến nơi an toàn, một số khác phải ở nhờ nhà người thân

Theo bà Liên, ngọn núi sau bản Bủng Sát xưa nay chưa từng xuất hiện vết nứt nào lớn và kéo dài như vậy. Mặc dù đến nơi ở mới hơi chật chội và thiếu thốn, nhưng vì lo núi sập vùi lấp nhà nên gia đình bà đành chấp nhận.

Ông Vi Văn Sơn - Chủ tịch UBND huyện Con Cuông cho biết, trước nguy cơ sạt lở đất tại bản Bủng Xát, huyện đã có tờ trình gửi UBND tỉnh Nghệ An và các sở, ngành liên quan để lập dự án di dời khẩn cấp các hộ dân ở đây.

“Trước mắt, để đảm bảo an toàn, các hộ dân này tạm thời đến nhà người thân ở. Trước khi có khu tái định cư, chúng tôi sẽ khảo sát một số vị trí để người dân làm nhà tạm”, ông Sơn nói.

Quốc Huy - Phạm Tâm

Nổ mìn phá dỡ cả nghìn mét khối đất đá sạt lở

Nổ mìn phá dỡ cả nghìn mét khối đất đá sạt lở

Cục Quản lý đường bộ II vừa nổ mìn để phá dỡ 1.249m3 đất đá tại điểm sạt lở trên QL 46B thuộc huyện Thanh Chương (Nghệ An).