{keywords}
 

Khi tham gia một cộng đồng du lịch Ladakh để tìm hiểu thông tin và lên kế hoạch cho chuyến đi, mình ngẫu nhiên biết đến đoàn phượt thủ người Ấn Độ và may mắn được đồng hành cùng họ.

Đặt chuyến bay từ Việt Nam sang Delhi, thuê xe máy từ đoàn phượt Ấn Độ, mình bắt đầu hành trình di chuyển đến Ladakh với hơn 10 con người mới quen...

{keywords}
Mình đã lái xe băng qua những con đèo cao nhất thế giới.

Cảm giác băng qua 7/10 con đèo cao nhất thế giới sẽ là trải nghiệm khó quên nhất trong chuyến đi này của mình.

Ngày 1,2: Lái xe 200 km đường núi từ Mandi-Manali

Ngày đầu tiên của chuyến đi rất khó khăn, đòi hỏi bạn phải có tinh thần mạnh mẽ. 560 km từ Delhi đến Manali sẽ không có gì đặc biệt nếu chỉ là quãng đường cao tốc. Tuy nhiên, mình phải lái xe 200 km đường núi từ Mandi đến Manali.

{keywords}{keywords}

{keywords}{keywords}

Manali là một thành phố rất bình yên.


Vì cách Manali khoảng 50 km là đoạn đường đang thi công, việc di chuyển không hề dễ dàng. Khói bụi và sự thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh đã khiến cho cả đoàn mệt rã rời, chỉ muốn đi ngủ ngay lập tức sau khi đến được Manali.

Thành phố bình yên Manali thực sự là điểm dừng chân hợp lý. Mình đã có một ngày tham quan thành phố trước khi lên đường đi tiếp. Các bạn đi Leh Ladakh hoặc thung lũng Spiti bằng xe máy có thể dễ dàng mua đồ chống lạnh với giá rất rẻ tại chợ trung tâm Manali.

Ngày 3: Chứng sốc độ cao trên chặng Manali-Jispa

Vì chưa quen với thời tiết hanh khô và lạnh đột ngột ở vùng núi Manali, cả tối mũi mình bị nghẹt, không ngủ được, trong đầu lúc đấy cứ có suy nghĩ: "Không biết ngày mai sẽ lái xe thế nào?".

Sáng dậy muộn, nhâm nhi tách trà (bên này gọi là Chai) ở khách sạn, cái nắng của Manali tràn vào phòng làm mình thấy khoan khoái hơn, đỡ hẳn cái cảm xúc chết tiệt tối qua.

{keywords}{keywords}

{keywords}{keywords}
Sáng hôm đó, đoàn xe xuất phát khá muộn.

Ở Ấn Độ, người ta hay nấu trà nóng với nước, kèm chút sữa, khuấy đến khi trà và sữa quện vào nhau, sau đấy cho thêm đường. Từ già đến trẻ, lớn đến bé đều uống thứ đồ này, hệt thói quen uống trà đá vỉa hè ở Việt Nam.

Sau khi ăn sáng, đoàn xuất phát khá muộn bởi sự cố lốp xe thủng sau khi đi được một đoạn. Khoảng 10h, chúng mình mới rời khỏi Manali. Vì xuất phát muộn và thời gian chụp ảnh khá nhiều, kế hoạch bạn đầu tới Sarchu bị hủy bỏ. Thay vào đó, đoàn của mình dừng lại ở Jispa.

Đoạn đường từ Manali tới Rohtang Pass trở nên thú vị hơn khi chỉ trong quãng đường 52 km, chúng mình phải lên tới độ cao chóng mặt (từ 1.500-3.900 m). Đây cũng là một trong những cung đường đẹp nhất của cả hành trình trên chặng Leh-Manali.

Mình di chuyển dần lên độ cao đủ để thấy khung cảnh toàn thành phố phía dưới thung lũng.

Quãng đường này có rất nhiều đoạn đèo ngoạn mục, đẹp hơn cả Hà Giang. Dù khá nguy hiểm, một bên là vực sâu gần như không có gì che chắn, điều đó lại khiến mình thích thú hơn khi được trải nghiệm cảm giác vừa sợ hãi, vừa thú vị.

{keywords}{keywords}

{keywords}{keywords}

Trên chặng đường di chuyển, mình được chiêm ngưỡng khung cảnh thành phố nhỏ bé phía dưới.

Đèo Rohtang trông hệt cổng vào ở Himalaya. Tại đây, người Tilbetan đông hơn, các con đường đặc trưng của miền Ladakh dần hiện ra nhiều hơn. Vất vả mãi, đến 7h, mình cũng tới được Jispa và nghỉ chân tại một khách sạn khá đẹp, ấm cúng.

Do khá chủ quan khi không thèm uống thuốc chống sốc độ cao, lúc này, đầu mình bắt đầu đau âm ỉ. Mình cố gắng thúc ép bản thân chìm vào giấc ngủ sớm để ngày mai chiến đấu với những con đèo cao nhất thế giới.

Theo dự kiến, mình phải đi qua 3 đoạn đèo với độ cao gần 5.000 m, trong đó có một đoạn đèo cao thứ 3 thế giới dành cho xe máy...

Ngày 4,5: "Sụp đổ" vì sốc độ cao trên chặng Jispa-Leh

Hành trình 370 km từ Jispa tới Leh là chặng đường cực kỳ gian nan, vất vả còn hơn 560 km ngày đầu tiên, nhất là khi cả đoàn vừa mới trải qua một ngày lái xe từ sáng cho đến tối muộn mới tới Jispa.

{keywords}{keywords}

  • BeforeAfter

Mỗi địa điểm dừng chân đều để lại những kỷ niệm khó quên.

Theo lịch trình, tất cả phải rời đi đúng 7h. Dù đã xác định tư tưởng sẽ là một ngày dài và gian nan, thế mà tối đó, mình vẫn khó ngủ, phần vì cái lạnh vùng núi, phần vì cơn đau đầu vẫn âm ỉ mãi.

Sáng sớm, nhấp tách trà kiểu kinh điển, bao gồm túi lọc và nước nóng (không hiểu sao mình vẫn thích kiểu trà này hơn, thơm đúng hương vị gốc của trà), mình thấy đỡ đau đầu hơn một chút, trấn an tinh thần cho ngày dài đang chờ rồi soạn đồ và ra ngoài với mọi người.

Tất cả đã chờ sẵn để rời đi. Hôm nay không ăn sáng được ở khách sạn vì phải đi sớm, đoàn mình sẽ dừng ăn sáng ở Sarchu. Theo dự kiến, di chuyển khoảng 87 km, chúng mình mới tới được điểm dừng chân đầu tiên.

Phóng xe sáng sớm khiến tinh thần mình cảm thấy thoải mái hơn. Mặt trời lúc này bị các ngọn núi cao ngất ngưởng chắn nên nắng chưa chiếu tới. Nhiệt độ ngoài trời lạnh cóng. May sao, đi được vài chục km, mình bắt đầu đến được quãng đường có nắng nhiều, cơ thể cũng thoải mái hẳn ra.

{keywords}{keywords}

{keywords}{keywords}

Cảm giác được phóng xe sáng sớm thực sự rất thoải mái.

Sarchu là cổng vào của Ladakh nên có trạm kiểm soát đầu tiên. Tới đây, bạn sẽ phải trình hộ chiếu để biên phòng duyệt, sau đó mới được đi. Quãng đường từ đây mới thật sự khó khăn, đoàn phải đi qua 4 con đèo khá cao. Quãng đường trung bình gần như luôn ở độ cao khoảng 5.000 m so với mực nước biển.

4 con đèo bao gồm Baralacha (5.030 m) nằm ở gần Zingzingbar sau khi rời khỏi Sarchu; Nakee (4.739 m); Lachungla (5.030 m) nằm trên đường từ Sarchu đến Pang; Tanglang La (5.328 m) trên đường từ Pang tới Leh.

Đi qua 2 con đèo đầu tiên, mình đã không thể đi tiếp được nữa, phải vào trong xe hơi ngồi và người khác ra lái thay. Bạn sẽ phải dừng ở 2 trạm quân đội Ấn Độ để kiểm tra mức oxy. Tại đây, mức oxy của mình được đo là 45%, trong khi đó, sức khỏe bình thường phải trên 80%.

Sau khi được bơm oxy 2 lần tại 2 trạm quân đội Ấn, mình dần cảm thấy đỡ hơn. Nếu đi trên đoạn này, bạn nhớ chuẩn bị tinh thần, dùng thuốc chống sốc độ cao, uống đủ nước, tập thở đều, sâu và từ từ để thích nghi tốt hơn, tránh bị mức oxy xuống quá thấp.

Ngày 6: Hồ Pangong, phim trường của "3 chàng ngốc"

Dù đã đọc trước một số thông tin về hồ Pangong đêm hôm trước ở Leh, mình vẫn không khỏi choáng ngợp với sự kỳ vĩ, trong và sạch, đặc biệt sự thay đổi màu sắc đặc trưng theo từng giờ trong ngày ở đây.

Hồ Pangong nằm ở độ cao 4.250 m, là một trong những hồ cao nhất thế giới. Rất nhiều bộ phim của Ấn Độ đã chọn hồ này làm địa điểm quay, điển hình là 3 idiots (3 chàng ngốc) - bộ phim mang thông điệp truyền cảm hứng về cách sống ý nghĩa cho các bạn trẻ.

{keywords}

{keywords}

Khung cảnh tuyệt đẹp ở hồ Pangong.

Từ Leh đến Pangong, bạn sẽ qua con đèo cao thứ 2 thế giới. Việc di chuyển không hề dễ dàng vì hơn 50% quãng đường đang được làm lại và rất xấu. Mặc dù chỉ có 120 km, mình cảm giác rất dài và lâu.

Đặc biệt, từ Leh tới Changla, bạn sẽ rất sốc và mệt khi phải đi một đoạn gần 40 km từ độ cao 3.500-5.360 m. Phải liên tục cấp oxy, mình mới đủ tỉnh táo để chụp ảnh.

Nhiệt độ ở hồ Pangong rất lạnh, đoạn đầu khá đông người, đặc biệt vào thời điểm hoàng hôn. Theo cảm nhận của mình, các bạn nên đi thêm khoảng 5-7 km, ở đây ít người và đẹp hơn nhiều.

Ngày 7: Diskit, Nubra và cưỡi lạc đà ở sa mạc cao nhất thế giới

Mặc cái lạnh cóng tay, cả đoàn dậy khá sớm, ai nấy đều rất tích cực để đón bình mình tại đây.

Lúc này, mặt trời mọc chiếu thẳng hướng vào lều của cả đoàn, đánh thức mọi người dậy, phải vững tinh thần lắm mới có thể ngủ tiếp trong khoảnh khắc này. Cảm giác vén màn bước ra ngoài, bắt gặp tia nắng đầu tiên chiếu thẳng vào mặt, giữa đất trời bao la, bạn mới thấy thật sảng khoái làm sao.

{keywords}

{keywords}

Mình thích cảm giác đón bình minh hơn hoàng hôn ở Pangong.


Ai nấy đều mang máy quay, điện thoại ra để thu được cảnh tượng mà có thể vài năm nữa mới ghi lại được.

Rời Pangong, chúng mình không theo con đường cũ quay về Leh mà rẽ sang hướng đi thung lũng Nubra.

Được coi là sa mạc lạnh và cao nhất thế giới, tuy nhiên, do địa hình thấp hơn Leh, Nubra có khá nhiều cây cỏ, thực vật sinh sống, lượng oxy cũng rất dồi dào.

Nếu các bạn đi vào đầu thu (cuối tháng 9, đầu tháng 10) con đường từ Pangong đi Nubra tràn ngập trong nhiều màu sắc đỏ, vàng rất đẹp. Trên đường đi, nếu may mắn, bạn sẽ bắt gặp những con marmots (cùng họ với sóc) khá hiền lành.

{keywords}{keywords}

{keywords}
 
{keywords}
Thung lũng Nubra là một trong những nơi đáng đi nhất tại Ladakh.

Thú thực, sa mạc của Nubra khá là xấu, mình cũng không mong đợi cảnh đẹp gì ở độ cao trên 3.000 m so với mực nước biển. Tuy nhiên, trải nghiệm cảm giác cưỡi lạc đà 2 bướu có thể bù trừ cho những điều đó.

Lạc đà ở đây khá cao và to, có bộ lông dày vì sống ở vùng lạnh. Từ ngày xưa khi còn con đường tơ lụa, thương nhân đã dùng chính những con lạc đà ở đây để chở đồ thương mại từ Trung Quốc tới các nước Trung Đông sang châu Âu và ngược lại.

Ngày nay, lạc đà được tận dụng cho mục đích du lịch. Trong 15 phút cưỡi lạc đà, bạn nên lựa chọn đi theo nhóm nhỏ. Người ta sẽ buộc chặt chúng vào với nhau nên nếu theo đoàn đông, khá khó để bạn có thể chụp ảnh.

Ngày 8: Ngôi làng Turtuk, thiên đường trên mặt đất

Chúng mình dành trọn một ngày thăm ngôi làng xinh đẹp ở Nubra. Cách Diskit gần 100 km và Hunder khoảng 93 km về phía bắc, làng Turtuk là nơi duy nhất bạn có thể gặp người Balti.

Với điều kiện thuận lợi, không khí trong lành của vùng núi, người dân ở đây trồng được rất nhiều cây cỏ và nổi tiếng nhất là quả Apricot. Nước trái cây chiết xuất từ quả này rất ngọt và thơm. Bạn có thể mua tại đây với giá 0,51 USD/chai.

{keywords}{keywords}

"Người dân ở đây giống như sống ở thiên đường vậy", đó là câu nói mà mình phải thốt lên khi thấy khung cảnh ngôi làng.

Để vào Turtuk, bạn sẽ qua một cây cầu và theo lối mòn đi dần lên cao, men theo các ngôi nhà khá xinh xắn, nhỏ gọn của người dân nơi đây.

Trong ngày lễ moron, prophet của người mới mất, tất cả sẽ đi tới nhà thờ để khấn. Tại đây, mình đã được tận mắt nhìn thấy toàn bộ người Balti với vẻ đẹp lai rất ấn tượng, đặc biệt là trẻ con. Đôi mắt của chúng có sức hút đến mê mẩn.

Với những người yêu thích chụp ảnh, Turtuk là một nơi khó có thể bỏ qua.

Ngày 9: Khardung La, đèo cao nhất thế giới dành cho xe máy

Từ Nubra trở về Leh, bạn sẽ đi qua Khardung La, đoạn đèo cao nhất thế giới dành cho xe máy mà bất kỳ phượt thủ nào trên thế giới cũng đều mong muốn được một lần trải nghiệm.

{keywords}

{keywords}

Quãng đường chinh phục Khardung La, đoạn đèo cao nhất thế giới dành cho xe máy.

Dù không phải dân phượt, mình cũng may mắn được lái xe qua đây một lần, hy vọng sẽ còn nhiều lần nữa.

Con đường từ Diskit về Leh khá đẹp với hai bên có khá nhiều địa điểm lý tưởng cho cắm trại và leo núi. Lần tới quay lại, nhất định mình phải thử leo núi ở vài điểm trên con đường này.

Ngày 10: Quãng đường khổ sở vì bão tuyết

Khá may mắn khi đoàn mình đi xuống vùng có độ cao thấp hơn thì bão tuyết mới ập đến. Dự báo thời tiết sáng đó nói rằng vùng trên cao hiện bão tuyết khá nhiều, các chuyến bay đều bị đóng băng và phải trì hoãn.

Nhiều người di chuyển trên các tuyến đèo cao như Khardung La hay Chang La cũng bị tắc nghẽn vì bão tuyết và không thể di chuyển, đang chờ đợi sự giúp đỡ của quân đội Ấn Độ.

Ở mạn phía dưới Manali, sau khi nhóm mình rời đi vài ngày, mưa xối xả 3 ngày liên tục gây ngập úng và con đường duy nhất vào Manali bị "thổi bay". Khách du lịch tại đây vì thế mà bị mắc kẹt nguyên tuần, không có xe về.

{keywords}

{keywords}

Cơn ác mộng mang tên bão tuyết.


Mình ra khỏi xe với hy vọng đường đi không quá trơn trượt. Cơn mưa tối qua vẫn còn lác đác khiến cho tâm trạng mọi người thêm uể oải. Tạm biệt Lamayuru, vùng đất của Mặt Trăng, bọn mình lên đường đến Srinagar trên con đường cao tốc Leh-Srinagar.

Đúng như dự đoán, lên cao khoảng vài km, những con đường sình lầy vì tuyết rơi và đóng băng dần dần hiện ra. Chẳng sung sướng gì đâu, vì đi trên những con đường thế này, bạn khó có thể phóng nhanh như bình thường, ma sát giảm, lại phóng trên đường đèo quanh co và đầy hiểm nguy.

Ở Fotula (4.000 m), đèo cao nhất trên con đường cao tốc Leh-Srinagar, tuyết rơi khá dày.

{keywords}

{keywords}

Chờ mãi rồi cơn mưa cũng hết, vừa kịp hoàng hôn, mình được dịp đi dạo quanh thị trấn ghi lại vài bức ảnh.

Vì đường trơn trượt và điều kiện thời tiết khó khăn, cả đoàn không đến được Srinagar như dự kiến mà dừng lại Kargil, thành phố lớn thứ 2 ở Ladakh.

Ngày 11: Chạy xe ở thiên đường Kargil - Sonamarg

Nếu như những ngày vừa rồi mình được trải nghiệm lái xe ở Ladakh, nơi mệnh danh là "Vùng đất của đèo cao", kinh qua thử thách mà kể cả những phượt thủ kinh nghiệm đều phải dè chừng, thì đến với thảo nguyên Kashmir, cảm xúc dần thay đổi cùng chiều với sự biến hóa đến ngỡ ngàng của địa hình nơi đây.

{keywords}

{keywords}

"Thiên đường" là từ duy nhất mình có thể miêu tả trên chặng từ Kashmir đến thảo nguyên Sonamarg.

Không khí ở đây trong lành như Ladakh, tuy độ cao thấp hơn một chút nhưng không thiếu những ngọn núi Himalaya hùng vĩ phủ tuyết trắng, các con đường, ngọn đồi nam châm tuyệt đẹp.

Mình đã di chuyển trên con đường đèo, đi qua những đồi cỏ rộng mênh mông, ngắm nhìn đàn ngựa yên bình... Khung cảnh trước mắt làm chùn lòng đến cả những lái xe tập trung nhất. Ai cũng phải dừng lại để cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên một cách chậm rãi, từ từ, nháy vội một tấm hình rồi lại tất bật với hành trình của mình.

Ngày 12: Bình yên ngắm hoàng hôn hồ Dal-Srinagar

Khác với những địa điểm khác, quãng đường gần 100 km từ Sonamarg-Srinagar rất đẹp và dễ dàng di chuyển. Thực sự có lúc mình đã nghĩ, chuyến đi có lẽ nên dừng lại khi chặng Sonarmarg-Srinagar không có gì đặc biệt, chỉ bụi bẩn và không khí ngày càng nóng hơn.

Srinagar là thành phố thủ đô của bang Jammu & Kashmir. Giống các thủ đô của vùng khác, Srinagar cũng rất đông người, ngột ngạt.

Đồ ăn ở đây khá đa dạng, đặc biệt đối với những ai ở Ladakh một thời gian như mình sẽ cảm thấy nơi đây xứng đáng là thiên đường ẩm thực, đầy đủ món từ thịt gà, thịt cừu đến nhiều loại cá khác nhau.

{keywords}

{keywords}

Hoàng hôn trên hồ Dal lãng mạn và yên bình.

Đến Srinagar các bạn phải trải nghiệm cảm giác ở nhà thuyền và đi thuyền trên hồ Dal ngắm hoàng hôn. Khu vực này không hề nhộn nhạo như các góc khác trong thành phố mà rất trong lành.

2 ngày còn lại trong hành trình, bọn mình rời Srinagar về Delhi, đi qua Pathankot không có gì đặc biệt vì hầu hết là xa lộ, khép lại hành trình rong ruổi khắp Ladakh đáng nhớ.

Mới đây, mình có dịp tới Chiang Mai, Thái Lan, gặp một vài người bạn, nói chuyện, chém gió về các cung đường mà tất cả từng trải nghiệm.

{keywords}
Ladakh là chuyến đi để lại nhiều ký ức đẹp nhất trong những năm tháng tuổi trẻ của mình.

Mình ngồi lục lọi đống ký ức hỗn tạp về nhiều cung đường từng đi, đó là cung đường Mã Pí Lèng chứa đựng lịch sử hào hùng của hàng nghìn con người ngày đêm kết nối 2 đầu Hà Giang và Mèo Vạc, đèo Ô Quy Hồ vòng quanh uốn lượn, Rajasthan với những thành phố màu sắc và giàu văn hóa...

Thế nhưng, hành trình băng qua 7/10 con đèo cao nhất thế giới vẫn mãi là chuyến đi để lại nhiều ký ức đẹp nhất, là quãng đường dài nhất trong những năm tháng tuổi trẻ đáng nhớ này của mình...

 

113 ngày đi bộ xuyên Việt chỉ với 100.000 đồng trong túi

113 ngày đi bộ xuyên Việt chỉ với 100.000 đồng trong túi

Đi bộ xuyên Việt, Nhật Hà gặp nhiều nghi ngờ, thậm chí bị bạn bè coi là 'tâm thần', song cậu vẫn mỉm cười bước đi để thấy thế giới này rộng lớn và lòng người nhân ái biết bao.

 

Theo Zing