{keywords}
Những chiếc áo phông mang thương hiệu đình đám như thế này khiến bạn “phát hoảng” về giá

 

{keywords}
Chiếc áo mang thương hiệu Gucci của Ý có giá 2.000 USD (khoảng 45 triệu đồng)

 

{keywords}
Đây là một thiết kế áo phông của D&G, nổi bật với những bông hoa thêu nổi được bán với giá khá "chát" 28,5 triệu đồng.

 

{keywords}
Chiếc áo phông đen in hình độc đáo này của hoa hậu Kỳ Duyên thuộc thương hiệu Gucci trị giá $830 ~ 19 triệu đồng.

 

{keywords}
Chiếc áo này nằm trong bộ sưu tập Gucci Ghost với hình kim cương và logo hai chữ G đối nghịch đặc trưng. Giá bán của nó khoảng 10,3 triệu đồng.

 

{keywords}

Chiếc T-shirt dáng dài của hãng Moschino, in hình gấu Teddy Bear cá tính đặc trưng phong cách của hãng với giá 28 triệu đồng.

 

{keywords}
Cũng đến từ nhà mốt Gucci nhưng item in hình hổ này lại có giá $620 ~ 14 triệu đồng.

 

{keywords}
Chỉ với hình in đơn giản trên thân áo, chiếc T-shirt trắng của Gucci vẫn có thể khiến giới mộ điệu "rung rinh". Sản phẩm này được hãng bán với giá 590 USD (tương đương 13,4 triệu đồng), tuy đắt đỏ nhưng đã cháy hàng ở nhiều nơi.

 

 

{keywords}

Mẫu áo phông đỏ in hình cô gái của Gucci có giá gần 15 triệu đồng

 

{keywords}
Chiếc áo hàng hiệu Paris (Channel) này có giá khoảng 1.000 USD.

 

Để có thể bán được một sản phẩm thời trang hạng sang như chúng ta thấy cần phải hội tụ đủ khá nhiều yếu tố và chính chúng đã khiến cho giá trị của bộ quần áo mà nhiều ý kiến cho là bình thường trở nên cao đến chóng mặt.

Chi phí sản xuất

Đa phần những thương hiệu nổi tiếng đều có trụ sở sản xuất các mặt hàng thời trang đặt tại châu Âu với kỹ thuật cùng nguyên liệu đầu vào được kiểm soát chặt chẽ. Chi phí nhân công tại đây cũng được đánh giá là cao hơn rất nhiều so với các mặt hàng thời trang sản xuất đại trà tại châu Á nên khiến giá của sản phẩm cũng bị đội lên nhiều hơn.

Sản phẩm bán có giới hạn

Một trong những chiến lược marketing có thể giúp tăng giá trị cho các sản phẩm được bán ra đó là chỉ bán một số lượng giới hạn mà thôi. Một mẫu thời trang chỉ được sản xuất 100 chiếc sẽ được gán cho giá trị cao hơn hẳn so với những mẫu được sản xuất hàng chục nghìn chiếc.

Chiến lược marketing

Các thương hiệu thời trang lớn thường xuyên tổ chức những buổi trình diễn thời trang. Mục tiêu của các buổi trình diễn này là để thu hút sự chú ý của các tín đồ thời trang, thăm dò thị trường và cũng đồng thời là định hướng cho xu hướng thời trang trong mùa tới.

Chưa dừng lại ở đó, chiến lược marketing của các thương hiệu thời trang lớn còn là phủ sóng các sản phẩm của mình trên tạp chí, internet, tới với những người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng lớn và hướng tới cả những tín đồ thời trang trung thành nhất.

Nói một cách khác, số tiền mà khách hàng trả cho các sản phẩm hàng hiệu cũng một phần là để trả cho các chiến dịch quảng cáo cho sản phẩm này, thứ mà những mẫu quần áo được sản xuất đại trà không hề cần đến.

Giá trị thương hiệu

Ngược trở lại năm 2014, Burberry từng khiến thế giới phải kinh ngạc khi đồng loạt tăng giá tất cả các sản phẩm của mình với lý do là để thương hiệu của họ được... đánh giá cao hơn. Chiến lược của họ là đẩy mức giá của sản phẩm lên, chấp nhận mất đi một bộ phận khách hàng có xu hướng chi ít tiền hơn nhưng bù lại, giá trị thương hiệu của Burberry được đẩy lên cao và các khách hàng ở phân khúc tầm cao sẽ cảm thấy hài lòng hơn.

Khi đó, các khách hàng của Burberry mua và mặc quần áo của hãng không chỉ bởi vì chất liệu tốt, thiết kế đẹp mắt mà nó như một lời tuyên bố với những người xung quanh rằng họ đủ "điều kiện kinh tế" để mặc đồ Burberry.

(Theo GiadinhNet)