Công chúng có dịp chiêm ngưỡng 50 tác phẩm của 50 tác giả đại diện cho giai đoạn đổi mới từ 1986 -2016 trong triển lãm "Mở cửa" - Mỹ thuật 30 năm thời kỳ đổi mới.

Triển lãm "Mở cửa" - Mỹ thuật 30 năm thời kỳ đổi mới (1986 - 2016), do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm-Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam từ ngày 21- 28/9/2016.

Triển lãm trưng bày tác phẩm của 50 nghệ sỹ tạo hình Việt Nam. Mỗi tác giả tham dự triển lãm chủ động lựa chọn tác phẩm để trưng bày.

Các phẩm tham dự triển lãm đa dạng về chất liệu (sơn dầu, sơn mài, tổng hợp, sắt hàn, acrylic, inox…) cũng như loại hình (hội họa, đồ họa, điêu khắc, sắp đặt, sắp đặt- điêu khắc). Hiện có 48 tác phẩm được sáng tác trong 16 năm trở lại đây, trong đó có 25 tác phẩm ra đời trong năm 2016; 1 tác phẩm sáng tác trước năm 2000.

Tham dự triển lãm, các nghệ sỹ sẽ có chuyến thăm quan dã ngoại, giao lưu tại đình làng Hạ Hiệp huyện Phúc Thọ, chùa Thầy - Hà Nội và Bảo tàng Không gian văn hóa Mường tỉnh Hòa Bình. Một cuốn sách ảnh về mỹ thuật 30 năm đổi mới cũng được xuất bản sau khi triển lãm kết thúc.

Hoạ sĩ Lê Thiết Cương, người có mặt trong danh sách 50 nghệ sĩ được vinh danh lần này cho hay: "Thực ra cái hay của triển lãm này là ở chỗ bên giám tuyển đã thể hiện được đúng quyền lực của mình - quyền chọn lựa. 50 gương mặt trong triển lãm phần lớn là nghệ sĩ tự do, không làm cho Bộ ngành nào cả. Có những tên tuổi nghệ sĩ dù họ không tham gia nhưng tôi chưa biết bằng cách nào mà bên giám tuyển đã mang được tranh của họ vào đây để vinh danh họ cho một thời kỳ. 

Nhiều phóng viên hỏi tôi rằng, nghệ sĩ này nghệ sĩ kia không sao không được vào, tôi cũng xin trả lời luôn có một số nghệ sĩ không nằm trong danh sách 50 người này thì đó là thiệt thòi cho triển lãm, chứ không phải cho họ. Bởi họ, dù có hay không có mặt trong triển lãm này thì tên tuổi và tác phẩm của họ vẫn được nhiều người biết tới và quan trọng, họ vẫn đang âm thầm làm nghề và công hiến".

Còn hoạ sĩ Thành Chương cho rằng ông hài lòng với lựa chọn của giám tuyển trong triển lãm lần này. "Đúng là Việt Nam có rất nhiều hoạ sĩ nhưng những người có mặt trong triển lãm này nhìn chung là đại diện cho thời kỳ mới. Cuộc tuyển chọn như vậy không khác gì một cuộc thi hoa hậu cả, nếu ban giám khảo này thì tôi chọn cô này, nhưng ban giám khảo kia thì tôi chọn cô khác. Tác phẩm nghệ thuật cũng vậy", hoạ sĩ Thành Chương chia sẻ.

Bản thân ông cũng vô cùng hài lòng khi tên mình có trong triển lãm bởi theo ông thời kỳ trước 1986, nhiều hoạ sĩ không dám thể hiện cái tôi của mình, tác phẩm của ông có thời điểm cũng khó được công chúng và giới chuyên môn chấp nhận. Tuy nhiên, thời kỳ mở cửa, có cái nhìn mở hơn, tác phẩm của Thành Chương được đưa vào, và triển làm này theo ông đúng với tinh thần "Mở cửa".

Một số tác phẩm trong triển lãm vừa khai mạc chiều nay

{keywords}

{keywords}
{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

Tình Lê