Người dân gọi cánh đồng lúa rộng hơn 400 ha thuộc xã Chư Jôr (huyện Chư Pah, Gia Lai) là cánh đồng Ngô Sơn. Đây là cánh đồng lúa được dân nhiếp ảnh ví như Mù Cang Chải của Tây Nguyên.
Những ngày này, đồng lúa Ngô Sơn khoác lên mình một màu vàng óng ả, trải dài đến chân các ngọn núi xa tít tắp.
Màu vàng khác hoàn toàn so với bức tranh ruộng bậc thang ở Tây Bắc.
Xa xa, một số cánh đồng đã gặt và bắt đầu đốt rơm rạ ngay trên ruộng.
Không chỉ là nguồn sống cho con người, cánh đồng Ngô Sơn còn mang vẻ đẹp tự nhiên gần gũi nhưng không kém phần lãng mạn, được nhiều nhiếp ảnh gia lui tới để ghi lại hình ảnh.
Thời điểm này, cánh đồng trông như một bức tranh nhiều màu sắc; sắc vàng óng của lúa chín hòa quyện với màu xanh của núi rừng, màu xanh da trời in xuống mặt hồ nước phẳng lặng, trong vắt.
Phía Bắc, dãy núi Chư Nâm sừng sững. Đó là nơi khởi nguồn của dòng suối La Pe đem nước mát về tưới cho ruộng lúa quanh chân núi.
Hướng Tây, đồng lúa trải dài tít tắp và Hàm Rồng ẩn hiện trong làn sương mờ ảo. Nhìn từ trên cao, đồi núi nhấp nhô, chập chùng, từng thửa ruộng vuông vức xếp cạnh nhau rất đẹp và nên thơ.
Trên mặt hồ, dăm ba chiếc xuồng của người chài lưới đã trở thành nét điểm xuyết cho bức tranh thiên nhiên thêm phần ấn tượng. Nhiều gia đình ở đây mưu sinh bằng cách đánh bắt tôm cá trên hồ nước ngọt mát lành.
Theo con đường bê tông chạy sát chân dãy núi Chư Nâm rồi vòng về lại thôn Ngô Sơn (xã Chư Jôr), một cảnh sắc thiên nhiên đẹp đến khó có thể rời mắt.
Từng đàn chim bay trên trời cao rất ấn tượng.
Ngô Sơn không chỉ mang vẻ đẹp riêng của hoa dã quỳ, vào mùa này khắp các nẻo đường là một màu vàng tuyệt đẹp. Từ phố núi Pleiku, ngược về phía Bắc theo quốc lộ 14, rẽ vào hàng thông trăm tuổi, ngang qua Biển Hồ chè, chùa Bửu Minh sẽ đến cánh đồng Ngô Sơn.
Sự thay đổi của ngôi làng cổ sau 100 năm bị hỏa hoạn
Ngôi làng cổ hơn 500 tuổi với những nếp nhà pha lẫn kiến trúc Việt - Pháp rất độc đáo, thu hút du khách nằm ở xã Vân Từ (Phú Xuyên, Hà Nội) đang xuống cấp trầm trọng.
Theo Dân Việt