"Cụ pháo" - Mô hình di sản văn hoá phi vật thể của lễ hội làng Đồng Kỵ vừa được người dân nơi đây hiến tặng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Pháo hiến tặng cho Bảo tàng Lịch sử Quốc gia được làm bằng gỗ quý, sơn son, thiếp vàng, trên đắp tứ linh Long, Ly, Quy, Phượng, có đường kính 1,2m, dài 5,75m, cao 3,47m. Đây là mô hình pháo lớn nhất từ trước tới nay do làng Đồng Kỵ làm.

Sau khi tiếp nhận, Bảo tàng Quốc gia sẽ lưu giữ và tổ chức trưng bày thường xuyên nhằm quảng bá, giới thiệu về giá trị, nét đẹp đặc sắc của văn hóa cũng như nghi lễ rước pháo của Đồng Kỵ với du khách trong và ngoài nước.

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}
Pháo do nhân dân làng Đồng Kỵ làm bằng gỗ có đường kính 1,2m, dài 5,75m, cao 3,47m được tranh trí tứ linh (Long, ly, Quy, Phượng), chạm khắc tinh xảo, sơn son thiếp vàng.

Hội pháo làng Đồng Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh) được ghi tên trong danh sách Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào tháng 1/2016. Đây là lễ hội truyền thống, được tổ chức vào mùng 4 Tết hàng năm để tưởng nhớ ngày Thánh Thiên Cương - vị tướng sau này được dân tôn thờ làm thành hoàng làng, điều quân đi đánh giặc. Tâm điểm của lễ hội là tục rước pháo. Theo đó, những "ông pháo" dài khoảng 5m có sơn son thiếp vàng, gắn tứ linh được vài trăm trai tráng rước qua các trục đường chính của làng Đồng Kỵ.

Tiếp đó là màn rước 4 ông đám - những người tới tuổi 51 ở 4 giáp khác nhau, tượng trưng cho 4 vị tướng xuất quân đánh giặc. Các trai đinh cởi trần có nhiệm vụ giữ ông đám không được ngã trong khi di chuyển quanh sân đình. Lễ hội truyền thống với các tục lệ thú vị, mang lại không khí vui vẻ ngày xuân năm mới này, thu hút được đông đảo sự quan tâm của cộng đồng dân cư và dư luận.

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, lễ hội pháo vẫn được người dân Đồng kỵ gìn giữ, lưu truyền. Từ năm 1994, khi Nhà nước có quy định cấm đốt pháo nổ, nhân dân Đồng Kỵ không đốt pháo tại hội mà thay vào đó là nghi thức rước pháo. 

Bài, ảnh: T.Lê