Đền thờ - lăng mộ Phúc Khê Tướng công Nguyễn Văn Nghi (hay còn gọi là Lăng Quận Nghi) có niên đại từ thế kỷ 16, là cụm di tích lịch sử Quốc gia.

Theo sử sách, Tướng công Nguyễn Văn Nghi thọ 69 tuổi (1525-1595), khi mất ông được truy tặng Thượng thư Bộ công gia Thái bảo thụy Phúc Khê tướng công. Ông đỗ nhất giáp chế khoa năm Giáp Dần 1554. Thời Lê Trang Tông năm 29 tuổi đậu tiến sĩ. Ông là thầy giáo của 2 nhà vua Lê Anh Tông và Lê Thế Tông.

Cụm di tích có tổng diện tích 38.000m2. Khu đền thờ - lăng mộ Nguyễn Văn Nghi bao gồm nhiều thành phần kiến trúc với chức năng khác nhau được bố trí theo kiểu "Nội công, ngoại quốc", gồm 2 vòng thành khép kín: Thành đất (thành ngoại) ở ngoài, thành đá (thành nội, rộng tới 16.000m2) ở trong.

{keywords}
Cổng vào đền thờ Tướng công Nguyễn Văn Nghi bằng đá
{keywords}
Ngôi đền thờ Tướng công Nguyễn Văn Nghi
{keywords}
Tường đá bao quanh khu lăng mộ, đền thờ 

Bên trong thành nội là các cụm kiến trúc gỗ được xây dựng theo hình chữ "Công", chữ "Tam", chữ "Nhị" và "Nhất" rất tiêu biểu cho lối kiến trúc thời hậu Lê.

Đường dẫn từ thành ngoại vào trong khu nội viên được xếp đá tảng, hai bên là hàng chó đá, ngựa đá, voi đá và tượng thần hộ pháp.

Hai chiếc bia đá rộng hơn 2,5m đối xứng hai bên, một chiếc bao gồm cả phần mái che cũng được đục nguyên khối khiến người xem phải kinh ngạc vì sự tỉ mỉ của từng con chữ và hoa văn được khắc tinh tế trên bia. Ngoài ra, nơi đây còn có một cái giếng cổ với đường nét hoa văn tinh xảo.

Cổng vào hình mái vòm, bên trên có khắc ba chữ "Tướng công môn". Tường đá bao bọc cao tới gần 2m, bề rộng 1,5m dựng bằng hai hàng đá tảng, ở giữa đổ đất, phía trên là những phiến đá hình mai rùa úp xuống. Tính chiều dài bao phủ của tường thành nội cũng đến cả cây số. Vì nhiều lý do, một phần của tường thành đã bị chuyển ra làm cầu cống nên mất mát không ít.

Trên đỉnh cổng vẫn còn một triện đá rồng quay đầu vào trong đền, triện đá này qua thời gian đã bị cỏ cây mọc bao phủ.

{keywords}
Bên ngoài cổng vào có nhiều con vật bằng đá  
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
Giếng cổ bằng đá ở khu lăng mộ
{keywords}
Triện đá rồng được đặt trên cổng quay mặt vào Đền thờ
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
Hai bên cổng có voi, ngựa và chó bằng đá 
{keywords}
Tấm bia đá khổng lồ bằng đá có mái che ghi công trạng của Tướng công Nguyễn Văn Nghi

Lê Dương

Vượt cung đường khủng khiếp đi tìm ‘báu vật’ của rừng

Vượt cung đường khủng khiếp đi tìm ‘báu vật’ của rừng

Nhiều năm nay, huyện miền núi Nam Trà My không chỉ được "xướng tên" khi phải hứng chịu nhiều đợt sạt lở liên miên mỗi khi mùa mưa tới - mà vùng đất này đang lưu giữ sản vật được người dân quý như “báu vật”.