image001.jpg

Nhiều dịch bệnh đe doạ sức khoẻ trẻ nhỏ

Dịch sốt xuất huyết, đau mắt đỏ bước vào cao điểm thì một số bệnh như tay chân miệng, thủy đậu vẫn tiềm ẩn diễn biến phức tạp, nguy cơ tấn công trẻ đầu năm học mới. 

image002.png

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy - Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, trong gần 2 năm trở lại đây sau khi kết thúc giãn cách xã hội kéo dài thì tỷ lệ trẻ em mắc bệnh nhiễm trùng tăng nhiều hơn, ghi nhận nhiều ca bệnh tăng nặng, thời gian xuất hiện bệnh không tuân theo quy luật thông thường, thời gian mắc bệnh kéo dài hơn

Lý giải điều này, TS. Thúy cho biết, đây là hậu quả của tình trạng “nợ miễn dịch” để lại một khoảng trống lớn chưa được “bù đắp” khiến khi “va chạm” với các loại virus, vi khuẩn “quen mặt” như tay chân miệng, thủy đậu, sốt xuất huyết… lại khiến cho trẻ có nhiều phản ứng dữ dội hơn, sốt cao hơn và có nhiều triệu chứng nặng nề hơn.

Chính vì vậy, sau kỳ nghỉ hè 2-3 tháng và thời điểm chuẩn bị giao mùa là lúc các bậc cha mẹ cần kiến thức để giúp trẻ “nhân đôi đề kháng” chiến đấu với nhiều dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, chuẩn bị “hành trang” sức khỏe vững vàng cho con chào đón năm học mới hiệu quả.

Tư vấn trực tiếp giải pháp hỗ trợ tăng đề kháng cho hơn 30.000 phụ huynh

Nhận thức tầm quan trọng của việc tăng cường đề kháng cho trẻ trong giai đoạn này, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã phát động chiến dịch hành động vì trẻ em “Nhân đôi đề kháng”. Chiến dịch bao gồm các hoạt động tương tác, tư vấn trực tiếp cho hơn 30.000 ngàn phụ huynh tại chuỗi các trường mầm non kiến thức khoa học giúp trẻ tăng cường đề kháng đúng cách để có một sức khỏe tốt, tạo tiền đề phát triển toàn diện trong tương lai.

image003.jpg

Theo PGS.TS Diệu Thúy, trẻ nhỏ hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, lại thêm thiếu hụt miễn dịch sau giai đoạn giãn cách xã hội nên giai đoạn này trẻ cần bổ sung miễn dịch để bù đắp lại thiếu hụt, và nhân đôi lên để hệ miễn dịch được phát triển bình thường. Và để nhân đôi đề kháng bên cạnh yếu tố bên ngoài thì dinh dưỡng chính là yếu tố then chốt giúp tăng cường đề kháng cho trẻ. 

Theo đó, cha mẹ cần đảm bảo các bữa trong ngày cho trẻ đầy đủ các nhóm chất như: acid béo Omega 3, Omega 6, sắt, kẽm, đồng, vitamin C, B12, B6, E,… Đặc biệt, trong số các vi chất , bộ đôi sắt và kẽm có vai trò rất quan trọng với hệ miễn dịch. Sắt tham gia vào quá trình sản sinh các tế bào miễn dịch Lympho T - giúp chống lại sự tấn công của virus, vi khuẩn. Bởi vậy, khi cơ thể trẻ thiếu sắt cũng khiến hệ miễn dịch suy giảm. Cùng với sắt, thì kẽm cũng đóng vai trò quan trọng với hệ miễn dịch, khi vừa là thành phần, vừa là chất xúc tác tăng cường sản xuất các yếu tố miễn dịch (miễn dịch tế bào, miễn dịch thích ứng). Từ đó tạo một hệ thống phòng thủ giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

Tuy nhiên theo cuộc tổng điều tra dinh dưỡng năm 2020 của Viện dinh dưỡng Quốc gia có 60% trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi đang thiếu kẽm, cứ 3 trẻ có 1 trẻ thiếu sắt, đặc biệt trẻ thiếu kẽm thường đi đôi với thiếu sắt. 

Thiếu 2 vi chất này được ví như “nạn đói tiềm ẩn” vì khó nhận biết được tình trạng thiếu kẽm và thiếu sắt ở trẻ mà chỉ nhận biết được khi đã xảy ra hậu quả của thiếu kẽm và thiếu sắt gây ra. 

Theo khảo sát của tổ chức dinh dưỡng Đông Nam Á (Seanuts), bữa ăn hàng ngày của trẻ em Việt Nam cung cấp thiếu đến 50% nhu cầu một số vi chất như vitamin A, B1, C, D3, sắt, kẽm, canxi… trong đó điển hình là thiếu kẽm và sắt.

“Chính vì vậy tăng cường dinh dưỡng với đầy đủ kẽm sắt cho nhu cầu hàng ngày chính là giải pháp quan trọng trong tăng cường đề kháng cho trẻ”, TS. Diệu Thúy lưu ý.

image004.jpg

Đồng hành cùng chương trình “Nhân đôi đề kháng” là bộ đôi thực phẩm bảo vệ sức khoẻ đến từ Italy: Fitobimbi Ferro C - Kẽm sắt song hành, hỗ trợ tăng cường đề kháng cho trẻ và Fitobimbi Immuno - Đề kháng khỏe, trẻ lớn khôn.

image005.jpg

Thực phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Hotline: 1800 8070 

Fanpage: https://www.facebook.com/fitobimbi.vn

Lệ Thanh