Cá ăn bằng thìa 

chim mat khi, ca an bang thia va nhung
 

Anh Nguyễn Minh Chiến ở khu vực 1 (phường Bình Thuỷ, TP. Cần Thơ) cho biết, hằng ngày, anh đều cho gần 100 con cá tai tượng, cá trê, cá tra dưới ao ăn cơm trắng bằng muỗng. 

Các con cá lần lượt thay phiên nhau ngoi lên khỏi mặt nước để ăn nên nhìn rất dễ thương. 

chim mat khi, ca an bang thia va nhung
 

“Ao này này phần lớn là cá tai tượng, có con 30 năm tuổi trở lên. Mỗi lần cho ăn, tôi phải đút đừng muỗng một, chứ rải xuống mặt nước thì cá không ăn hoặc ăn rất ít”, anh Chiến nói.

Theo anh Chiến, nhiều người thấy anh cho cá ăn bằng muỗng rất hiếu kỳ nên thường xuyên đến xem và thử tập cho cá ăn bằng muỗng. Đàn cá rất dạn người nên người xem có thể dễ dàng chạm vào nó.

Chim lạ chân có màng bơi lội như vịt

Một người dân ở ấp Phước Chí B (xã Bình Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long) vừa bắt được một con chim lạ được cho là loài chim cổ rắn.

chim mat khi, ca an bang thia va nhung
 

Theo ông Lê Văn Cầm (ấp Phước Chí B, xã Bình Phước, huyện Măng Thít) ngày 30/9/2019, ông thấy có một con chim lạ lội vào mương vườn nhà tìm cá ăn. Thấy con chim lạ lội giống vịt nên ông Cầm cùng với người thân tìm cách bắt con chim có trọng lượng khoảng 1kg.

Qua tìm hiểu đây là loại chim cổ rắn, thuộc họ Anhingidae, bộ Chim điên. Chúng được gọi là chim cổ rắn là do có cổ dài và mảnh dẻ như những con rắn khi chúng bơi với phần thân chìm dưới mặt nước. Hiện nay, chim cổ rắn còn tồn tại tổng cộng 4 loài trong một chi duy nhất, một trong số đó hiện đang ở tình trạng gần bị đe dọa tuyệt chủng.

 "Quái" chim khổng lồ được người dân Hà Tĩnh phát hiện

chim mat khi, ca an bang thia va nhung
 

 Anh Nguyễn Chí Chung (32 tuổi, ngụ thôn Đông Quang Trung, xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh, người bắt được con chim) cho biết, hiện con chim được anh được chăm sóc tại nhà riêng.

Thức ăn của con chim đều là các loại cá ngoài đồng, sau hơn một ngày cho ăn uống, nay sức khoẻ con chim ổn định hơn.

chim mat khi, ca an bang thia va nhung
 

Trước đó, khoảng 8h sáng 24/8/2019, anh Nguyễn Chí Chung chạy xe máy ngang qua cánh đồng gần nhà thì bất ngờ phát hiện 1 con chim to lớn đang vùng vẫy giữa ruộng lúa nên dừng xe lại bắt đưa về nhà chăm sóc. 

Qua kiểm tra, con chim này có màu lông đen trắng, nặng 3,2 kg, cao khoảng 80 cm và sải cánh rộng khoảng 2m. Anh Chung cho biết đây là lần đầu tiên anh thấy con chim có hình thù lạ như vậy. 

Sau khi biết thông tin anh Chung bắt được con chim, rất nhiều người dân hiếu kỳ đã tìm đến nhà anh để xem, có người còn ngỏ ý mua lại nhưng anh không bán. 

Trăn 2 đầu

chim mat khi, ca an bang thia va nhung
 

Cộng đồng mạng xôn xao trước thông tin xuất hiện con trăn hai đầu tại một cửa hàng buôn bán động vật bò sát ở Khâm Thiên (Hà Nội). Anh Mạc Hùng - chủ nhân đang sở hữu con trăn khẳng định, chính anh cùng 3 anh em khác đã làm các giấy tờ thủ tục hợp pháp đảm bảo nguồn gốc và tận tay đưa trăn hai đầu từ Campuchia về Việt Nam..

Chú trăn này được xác định là giống đực, 1 năm tuổi, thuộc giống trăn Miến Điện (Việt Nam gọi là trăn đất). Con trăn này đặc biệt ở chỗ có hai đầu, hai thân hoạt động riêng biệt nên khả năng di chuyển bị hạn chế. Hệ tiêu hóa, tim, dạ dày cũng độc lập. Chúng chỉ chung nhau phần đuôi, bộ phận sinh dục và hậu môn.

chim mat khi, ca an bang thia va nhung
 

Con trăn dài khoảng 90cm, nặng khoảng 2kg (chiều dài ngắn hơn so với giống trăn đất bình thường). “Thức ăn chủ yếu của chúng là chuột bạch. Trung bình một tháng chỉ ăn khoảng 3 đến 4 lần, mỗi lần khoảng 4 con chuột”, anh Hùng - chủ con trăn kì lạ cho biết thêm.

Tỷ lệ trăn, rắn hai đầu xuất hiện trên thế giới không phải là hiếm gặp nhưng thường chúng chỉ có 1 thân. Còn con trăn 2 đầu này có tới hai thân nên nhận được sự quan tâm rất lớn của giới chơi bò sát trong khu vực. Rất nhiều người chơi trăn cũng như các nhà khoa học đã quan tâm và ngỏ ý muốn mua để đưa chúng về sưu tầm và nghiên cứu. Họ trả giá gấp 2,3 lần giá gốc nhưng anh Huy chưa muốn bán.

Gà chọi 4 chân

Chú gà chọi có đến 4 chân hiện đang được anh Trần Bảo Trung (Lạc Long Quân - Tây Hồ - Hà Nội) chăm sóc và nuôi dưỡng. Chú gà trống chọi có trọng lượng 3.5kg, lông rất mượt và đẹp. Không chỉ thế ngoài 2 chân chính thì phía đuôi xuất hiện thêm 2 chân phụ được nâng cao lên khiến nhiều người tò mò, thích thú.

chim mat khi, ca an bang thia va nhung
 

Trao đổi về nguồn gốc của chú gà trống chọi này, anh Trung cho hay: "Trong một lần đi chơi ở Tân Trào (Tuyên Quang) tôi thấy trong đàn gà của người dân xuất hiện 1 chú gà có đến 4 chân. Thấy hay hay, vậy là tôi mua về làm cảnh, nuôi dưỡng chú gà".

Sau thời gian dài nuôi dưỡng, đến nay chú gà đã trưởng thành, hàng ngày gáy rất to và có giọng gáy khá đặc biệt. Không chỉ thế, mới đây anh Trung cho chú gà trống chọi thử "tỉ thí" với những chú gà chọi bình thường khác thì thật bất ngờ chú gà 4 chân luôn có những đòn đánh tuyệt đẹp và sắc sảo. Chính vì thế mà rất nhiều người dân trong giới đam mê gà chọi đã tìm đến thăm, chiêm ngưỡng và có ý gạ bán, ra giá đến 50 triệu đồng nhưng anh Trung nhất quyết không đồng ý.

Anh Trung cho biết, dù hàng ngày bản thân anh Trung khá bận bịu với việc kinh doanh thế nhưng vẫn dành khá nhiều thời gian để chăm sóc, nuôi dưỡng chú gà yêu quý. “Hiện nay tôi cố gắng chăm sóc chú gà thật tốt, cho ăn uống đầy đủ, tiêm phòng, uống thuốc định kỳ và đặc biệt thi thoảng cũng cần phải cho ăn thêm thịt bò, thịt nạc lợn để tăng cường sức khỏe, sức chống bệnh cho chú gà”, anh chia sẻ về quá trình chăm sóc “vật cưng”.

Chim mặt khỉ

Cách đây vài năm, người dân huyện Duyên Hải (tỉnh Trà Vinh) từng xôn xao vì anh Trương Thanh Tâm (SN 1983, ấp Đình Củ , xã Long Khánh, huyện Duyên Hải) bắt được một giống chim lạ trước nay chưa từng xuất hiện. Loài chim này có gương mặt giống khỉ, râu dài và phát ra tiếng kêu “khè khè” khi có người đến gần.

chim mat khi, ca an bang thia va nhung
 

Anh Tâm cho biết, trong lúc đi làm ao nuôi tôm trong một khu rừng thưa, anh đã phát hiện trên cây mắm khô có một tổ chim mới nở. Tổ chim này có 5 con chim rất lạ khoảng 10 đến 15 ngày tuổi. Chim con có lông màu vàng, chúng biết đi, sải cánh dài hơn 0,8 m, mỗi con nặng từ 500-600 gram.

Theo chuyên gia điểu học Việt Nam - Giáo sư Võ Quý - đây là con cú lợn, tên khoa học là Tytoalba, loài này phân bố rộng rãi nhất của họ cú và là một trong những loài phổ biến nhất của loài chim. Loài chim này phân bố khá rộng, chúng có thể sống ngay cả ở sa mạc, rừng, ở vùng có khí hậu ôn đới lẫn nhiệt đới.

Nhiều nhà nghiên cứu khác cho rằng, đây là loại chim quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam cần được con người bảo vệ vì chúng đang bị đe doạ tuyệt chủng. Ngoài ra, loài chim này là loài thiên địch của chuột nên rất có ích.

(Theo Dân Việt)