Vài lần gieo trồng thất bại, chị Hương Nguyễn quyết tâm thực hiện thành công mô hình trồng rau củ quả sạch trên ban công tầng 3.

Khu vườn hội tụ đủ loại rau quả

Chia sẻ lý do trồng rau sạch, chị Hương Nguyễn (34 tuổi-Vũng Tàu) cho biết: “Trước thực trạng rau sạch không an toàn, mình quyết định tự tay trồng và chăm sóc rau củ quả sạch trên sân thượng. Thời gian đầu, ông xã phản đối vì mình không có kinh nghiệm gieo trồng. Nhân cơ hội chồng hay đi công tác xa, mình đã lén mua đất, vận chuyển lên ban công và trồng rau quả”.

Không có đất vườn để gieo hạt, chị Hương đã tận dụng khoảnh ban công tầng 3 rộng chừng 15m vuông đặt thùng, chậu trồng rau. Chị cho hay, mái sân thượng được lợp ngói 90%. Vì vậy, chị phải sắp xếp những thùng, chậu sao cho hợp lý để có thể hấp thụ được ánh nắng mặt trời.

{keywords}

Mỗi ngày, chị Hương Nguyễn lên sân thượng thăm khu vườn rau sạch của mình

Sau 7 tháng, vườn rau của gia đình chị Hương tập trung được 20 chiếc chậu, 10 hộp xốp và 15 thùng nhựa dẻo với đủ loại rau củ như: rau muống, các loại cải, rau ngót, mướp đắng,…và rau gia vị. Ngoài ra, chị còn trồng thêm một số quả: lựu, ổi, hồ lô, bầu, mướp…

Gặp nhiều khó khăn khi thực hiện

Trước khi trồng rau, chị Hương Nguyễn có tìm nhiều thông tin trên mạng hướng dẫn cách gieo trồng và chăm sóc. Tuy nhiên, khí hậu và thổ nhưỡng từng miễn khác nhau nên cách trồng không giống nhau.

Chị tâm sự: “Sau vài lần gieo trồng thất bại, mình đã rút ra được nhiều kinh nghiệm. Đối với vùng đất sát biển, nắng nhiều hơn mưa, mình đã tìm cách trồng và chăm sóc riêng từ cách trộn đất cho đến bón phân, tưới nước,…”.

{keywords}

Vườn rau được chị Hương bố trí ngăn nắp và rất khoa học

Toàn bộ hệ thống kệ sắt và rổ đựng đất, chị Hương một tay đi mua và nghiên cứu cách thiết kế, sắp đặt sao cho phù hợp với khu vườn. Những loại ưa nắng, chị để ra ngoài kệ trên cao, còn loại ít cần nắng sẽ được đặt dưới thấp. Thi thoảng, chị luân chuyển từng chậu để rau được hấp thụ ánh sáng nhiều hơn.

“Khi cây còn nhỏ, mình có tưới nước đạm để cây cứng cáp hơn. Dần dần, mình chỉ sử dụng nước sạch hoặc nước gạo để chua tưới cho rau vào mỗi sáng. Cây càng phát triển, mình hay để ý xem chúng có bị sâu bệnh hay mắc bệnh lạ hay không. Từ đó, mình có phương pháp cứu chữa kịp thời”, chị Hương cho hay.

{keywords}

Chị Hương hạnh phúc, rạng rỡ bên luống rau cải


{keywords}


Cải ăn lá - một loại cải đặc biệt, khác giống bắp cải cuốn lá


{keywords}


Toàn bộ vườn rau rộng chừng 15m vuông của gia đình chị Hương


{keywords}


Góc nhỏ trồng đủ các loại rau gia vị như diếp cá, tía tô,...


{keywords}


Các loại cải được sắp xếp nằm cạnh nhau


{keywords}


Giàn mồng tơi lá to, dày và xanh mơn mởn


{keywords}


Mướp đắng (khổ qua) sai trĩu quả


{keywords}


Kệ nhựa trồng cải ngọt xanh tốt


{keywords}


{keywords}


Luống rau lang dày lá, non mơn mởn


{keywords}


Rau muống cuống nhỏ, lá dài xanh mướt


{keywords}


Chị Hương tận dụng bình nhựa trồng rau thơm, xen kẽ với rau cải


{keywords}


Củ cải trắng khi thu hoạch cho củ tươi ngon


{keywords}


Rau ngót tua tủa lá xanh non


Theo Khám phá