- Khai mạc Kỳ họp Đại hội đồng Interpol lần thứ 80 sáng nay (31/10) ở Hà Nội, Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế kêu gọi hợp tác toàn cầu để đối phó với những loại hình tội phạm mới ngày càng phức tạp và tinh vi.
Chủ tịch Interpol Khoo Boon Hui cho biết kỳ họp tổ chức tại Hà Nội lần này với chủ đề “Kết nối cảnh sát toàn cầu vì một thế giới hòa bình hơn - Tăng cường quan hệ đối tác, xây dựng năng lực và đổi mới” sẽ tập trung thảo luận, đánh giá các mặt hoạt động của tổ chức, định hướng các hoạt động trong năm tới, đưa ra các nghị quyết, ký kết các thỏa thuận chung về phòng, chống các loại tội phạm xuyên quốc gia mới nổi trong thời gian gần đây.
“Trước thách thức ngày càng lớn của tình hình tội phạm xuyên quốc gia, cảnh sát các nước cần chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn và đẩy mạnh quan hệ hợp tác”, Chủ tịch Interpol nói. “Bởi trong cuộc chiến này, không nước nào có thể hành động một mình, đơn lẻ”.
Đại diện Chính phủ Việt Nam tại lễ khai mạc, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Là một quốc gia ở châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam cũng chịu tác động trực tiếp từ tính chất phức tạp của hoạt động tội phạm trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy Việt Nam nhận thức rõ trong thời đại ngày nay, phòng chống tội phạm xuyên quốc gia cần có sự nỗ lực, hợp tác của toàn bộ hệ thống quốc tế”.
Bộ trưởng Công an Việt Nam Trần Đại Quang đánh giá xu hướng toàn cầu hóa và tiến trình hội nhập quốc tế mang lại lợi ích to lớn cho các quốc gia, nhưng cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức mới đối với việc thực thi pháp luật nói chung và lực lượng cảnh sát hình sự nói riêng.
“Hoạt động của các loại tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia ngày càng diễn biến phức tạp, mở rộng địa bàn hoạt động, triệt để lợi dụng sự khác nhau về hệ thống luật pháp, sự chênh lệch về trình độ khoa học công nghệ và kinh nghiệm của các cơ quan thực thi pháp luật giữa các nước để tiến hành các hành vi phạm tội, nên hậu quả do chúng gây ra rất nghiêm trọng, không chỉ ở từng quốc gia mà còn liên quan đến nhiều nước”, Bộ trưởng Trần Đại Quang nói.
“Vì vậy đòi hỏi phải có sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả hơn nữa giữa các lực lượng thi hành pháp luật mà nòng cốt là lực lượng cảnh sát tại các quốc gia trên toàn thế giới”, ông Quang nói.
Tổng thư ký Interpol Ronald K.Noble cho biết trong 4 ngày tới, khoảng 1.200 đại biểu là lãnh đạo, cán bộ cấp cao của lực lượng cảnh sát đến từ 188 nước thành viên sẽ trao đổi, thảo luận 6 lĩnh vực tội phạm gồm ma túy, công nghệ cao, khủng bố, mua bán người, tham nhũng và kinh tế quốc tế - “những thách thức mới do môi trường thế giới liên tục thay đổi mang lại” mà lực lượng cảnh sát thế giới phải chủ động tìm các biện pháp ứng phó một cách bền vững hôm nay và trong tương lai.
Đánh giá tội phạm công nghệ cao đang trở thành thách thức ngày càng lớn, phức tạp và có ảnh hưởng mạnh mẽ trong thời đại bùng nổ thông tin và phát triển Internet, Tổng thư ký Noble cho biết thế giới tổn thất khoảng 400 tỷ USD mỗi năm vì loại hình tội phạm này, mỗi giây có 14 người trở thành nạn nhân và mỗi ngày có khoảng 1 triệu người bị ảnh hưởng.
Ông Noble nhấn mạnh yêu cầu hợp tác chặt chẽ không những giữa các quốc gia mà còn giữa khu vực công và khu vực tư cũng như hợp tác trong các hoạt động nghiên cứu và phát triển để đối phó hiệu quả với loại hình tội phạm mới này.
Interpol hay còn gọi là Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế được thành lập ngày 7/9/1923 tại Áo, hiện có trụ sở tại Pháp.
Việt Nam chính thức gia nhập Interpol cách đây 20 năm, ngày 5/11/1991. Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang cho rằng là một thành viên Interpol, cảnh sát Việt Nam đã chủ động, tích cực hợp tác chặt chẽ nhiều mặt với cảnh sát nhiều nước trên thế giới trong đấu tranh phòng chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, cũng như trong đào tạo, huấn luyện, nâng cao năng lực chiến đấu, xây dựng lực lượng chính quy hiện đại, góp phần bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội của đất nước, giữ gìn hòa bình ổn định trong khu vực và trên thế giới.
Kỳ họp Đại hội đồng Interpol lần thứ 80 tại Hà Nội sẽ bế mạc ngày 3/11.
Chung Hoàng - Ảnh: Lê Anh Dũng
Chủ tịch Interpol Khoo Boon Hui cho biết kỳ họp tổ chức tại Hà Nội lần này với chủ đề “Kết nối cảnh sát toàn cầu vì một thế giới hòa bình hơn - Tăng cường quan hệ đối tác, xây dựng năng lực và đổi mới” sẽ tập trung thảo luận, đánh giá các mặt hoạt động của tổ chức, định hướng các hoạt động trong năm tới, đưa ra các nghị quyết, ký kết các thỏa thuận chung về phòng, chống các loại tội phạm xuyên quốc gia mới nổi trong thời gian gần đây.
Chủ tịch Interpol Khoo Boon Hui: Không nước nào có thể hành động đơn lẻ |
Đại diện Chính phủ Việt Nam tại lễ khai mạc, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Là một quốc gia ở châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam cũng chịu tác động trực tiếp từ tính chất phức tạp của hoạt động tội phạm trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy Việt Nam nhận thức rõ trong thời đại ngày nay, phòng chống tội phạm xuyên quốc gia cần có sự nỗ lực, hợp tác của toàn bộ hệ thống quốc tế”.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Phòng chống tội phạm xuyên quốc gia cần có sự nỗ lực, hợp tác của toàn bộ hệ thống quốc tế |
Bộ trưởng Công an Việt Nam Trần Đại Quang đánh giá xu hướng toàn cầu hóa và tiến trình hội nhập quốc tế mang lại lợi ích to lớn cho các quốc gia, nhưng cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức mới đối với việc thực thi pháp luật nói chung và lực lượng cảnh sát hình sự nói riêng.
“Hoạt động của các loại tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia ngày càng diễn biến phức tạp, mở rộng địa bàn hoạt động, triệt để lợi dụng sự khác nhau về hệ thống luật pháp, sự chênh lệch về trình độ khoa học công nghệ và kinh nghiệm của các cơ quan thực thi pháp luật giữa các nước để tiến hành các hành vi phạm tội, nên hậu quả do chúng gây ra rất nghiêm trọng, không chỉ ở từng quốc gia mà còn liên quan đến nhiều nước”, Bộ trưởng Trần Đại Quang nói.
Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang: Cảnh sát Việt Nam đã hợp tác chặt chẽ với cảnh sát nhiều nước |
“Vì vậy đòi hỏi phải có sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả hơn nữa giữa các lực lượng thi hành pháp luật mà nòng cốt là lực lượng cảnh sát tại các quốc gia trên toàn thế giới”, ông Quang nói.
Tổng thư ký Interpol Ronald K.Noble cho biết trong 4 ngày tới, khoảng 1.200 đại biểu là lãnh đạo, cán bộ cấp cao của lực lượng cảnh sát đến từ 188 nước thành viên sẽ trao đổi, thảo luận 6 lĩnh vực tội phạm gồm ma túy, công nghệ cao, khủng bố, mua bán người, tham nhũng và kinh tế quốc tế - “những thách thức mới do môi trường thế giới liên tục thay đổi mang lại” mà lực lượng cảnh sát thế giới phải chủ động tìm các biện pháp ứng phó một cách bền vững hôm nay và trong tương lai.
Đánh giá tội phạm công nghệ cao đang trở thành thách thức ngày càng lớn, phức tạp và có ảnh hưởng mạnh mẽ trong thời đại bùng nổ thông tin và phát triển Internet, Tổng thư ký Noble cho biết thế giới tổn thất khoảng 400 tỷ USD mỗi năm vì loại hình tội phạm này, mỗi giây có 14 người trở thành nạn nhân và mỗi ngày có khoảng 1 triệu người bị ảnh hưởng.
Ông Noble nhấn mạnh yêu cầu hợp tác chặt chẽ không những giữa các quốc gia mà còn giữa khu vực công và khu vực tư cũng như hợp tác trong các hoạt động nghiên cứu và phát triển để đối phó hiệu quả với loại hình tội phạm mới này.
Interpol hay còn gọi là Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế được thành lập ngày 7/9/1923 tại Áo, hiện có trụ sở tại Pháp.
Việt Nam chính thức gia nhập Interpol cách đây 20 năm, ngày 5/11/1991. Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang cho rằng là một thành viên Interpol, cảnh sát Việt Nam đã chủ động, tích cực hợp tác chặt chẽ nhiều mặt với cảnh sát nhiều nước trên thế giới trong đấu tranh phòng chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, cũng như trong đào tạo, huấn luyện, nâng cao năng lực chiến đấu, xây dựng lực lượng chính quy hiện đại, góp phần bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội của đất nước, giữ gìn hòa bình ổn định trong khu vực và trên thế giới.
Kỳ họp Đại hội đồng Interpol lần thứ 80 tại Hà Nội sẽ bế mạc ngày 3/11.
Chung Hoàng - Ảnh: Lê Anh Dũng