ILO khuyến cáo các chính phủ tiếp tục triển khai các biện pháp hỗ trợ
Nghiên cứu ILO cho thấy, gần một phần ba tổng số việc làm bị mất có liên quan đến ngành du lịch; trong đó ước tính chỉ riêng năm quốc gia kể trên đã mất 1,6 triệu việc làm liên quan đến du lịch.
Giám đốc ILO Khu vực châu Á và Thái Bình Dương, bà Chihoko Asada-Miyakawa, cho biết: “Tác động của đại dịch Covid-19 tới ngành du lịch tại châu Á và Thái Bình Dương không khác gì một thảm họa. Ngay cả với những quốc gia trong khu vực đặc biệt chú trọng tới việc tiêm chủng và thiết kế những chiến lược dần mở cửa biên giới trở lại, việc làm và thời giờ làm việc trong những ngành liên quan đến du lịch ở các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương trong năm tới có thể vẫn thấp hơn con số trước khủng hoảng”.
Ở những nơi mà số lượng việc làm liên quan đến du lịch giảm khá ít, chất lượng của những công việc hiện có vẫn giảm rõ rệt. Lao động nữ dường như bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề do phụ nữ tham gia với số lượng ngày càng lớn hơn vào các công việc phục vụ ăn uống, là những công việc được trả lương thấp nhất trong ngành du lịch.
Tổn thất thời giờ làm việc trong ngành du lịch cao hơn nhiều so với con số ước tính cho các ngành khác, theo đó số giờ làm việc bị giảm cao hơn hai đến bảy lần so với lao động trong các ngành không liên quan đến du lịch.
Năm 2020, số giờ làm việc bị giảm trong ngành này dao động ở mức 4% ở Việt Nam đến 38% ở Philippines. Thêm vào đó, do việc làm chính thức trong ngành du lịch sụt giảm, tình trạng lao động chuyển dần sang khu vực phi chính thức ngày càng gia tăng.
Ngay cả khi mở cửa biên giới trở lại, dự báo lượng khách du lịch quốc tế trước mắt vẫn sẽ thấp. Vì vậy, chính phủ các nước có thế mạnh về du lịch có thể phải tìm cách đa dạng hóa kinh tế hơn nữa nhằm mục tiêu tạo thêm cơ hội việc làm mới trong những ngành không liên quan đến du lịch.
“Công cuộc phục hồi sẽ mất nhiều thời gian và những lao động và doanh nghiệp trong ngành du lịch bị ảnh hưởng sẽ tiếp tục cần sự hỗ trợ để bù đắp những khoản thu nhập bị mất và bảo toàn tài sản của họ. Các chính phủ cần tiếp tục triển khai các biện pháp hỗ trợ, đồng thời nỗ lực triển khai tiêm vaccine cho mọi người dân và cả lao động di cư”- bà Sara cho biết thêm.
Những kinh nghiệm của Việt Nam
Hôm 7/9, Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 5 (WCSP5) tiếp tục diễn ra theo chương trình nghị sự tại thủ đô Vienna của Áo. Tại phiên họp này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã phát biểu tại phiên thảo luận chuyên đề 2 về chủ đề “Giảm thiểu tác động của đại dịch Covid – 19”.
Trong bài phát biểu của mình, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chia sẻ những kinh nghiệm của Việt Nam, trong đó nhấn mạnh “Quốc hội đóng vai trò dẫn dắt quan trọng trong việc đặt người dân vào trung tâm của mọi quyết sách, đoàn kết dân tộc, phát huy nội lực, sức sáng tạo của mọi người dân, doanh nghiệp.”
Trong muôn vàn khó khăn của đại dịch Covid-19 đang lan rộng, nhưng Việt Nam vẫn kiên định thực hiện tiến trình dân chủ xã hội với sự ủng hộ của người dân. |
Dẫn câu chuyện phòng, chống dịch bệnh hiện nay, Chủ tịch Quốc hội chia sẻ, ngay khi dịch bệnh mới bùng phát 2/2020, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đã được thành lập với vai trò nòng cốt của Quốc hội, đã kịp thời thông qua và triển khai nhiều quyết định về nguồn lực, ngân sách quốc gia và nhiều biện pháp chống dịch, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân nghèo… Tất cả nhằm thực hiện mục tiêu kép, vừa tập trung chống dịch, vừa duy trì phát triển kinh tế, nhưng đặt ưu tiên bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân dù phải hy sinh lợi ích kinh tế trước mắt; mọi người dân được hỗ trợ bảo đảm đời sống, chăm sóc y tế, tiếp cận vắc xin công bằng...
Trong muôn vàn khó khăn của đại dịch Covid-19 đang lan rộng, nhưng Việt Nam vẫn kiên định thực hiện tiến trình dân chủ xã hội với sự ủng hộ của người dân.
"Nổi bật là chúng tôi vừa tổ chức thành công cuộc bầu cử Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026 một cách dân chủ, công khai, minh bạch, đúng pháp luật, an toàn phòng dịch, với tỷ lệ cử tri đi bầu đạt 99,6%. Kỳ họp Quốc hội đầu tiên 7/2021 đã bầu và Ban Lãnh đạo cấp cao mới của Nhà nước đã thực hiện ngay nhiệm vụ của mình", Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chia sẻ trong bài phát biểu.
Để giảm thiểu tác động của đại dịch COVID - 19, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam đã xin chia sẻ các kinh nghiệm của Việt Nam với các đại biểu tham dự hội nghị như sau:
Thứ nhất, để giảm thiểu tác động và giành thắng lợi trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 cam go này, các Nghị viện cần có vai trò dẫn dắt quan trọng trong việc đặt người dân vào trung tâm của mọi quyết sách, đoàn kết dân tộc, phát huy nội lực, sức sáng tạo của mọi người dân, doanh nghiệp. Theo đó, cần nâng cao hiệu quả hoạt động Quốc hội về xây dựng và hoàn thiện luật pháp, giám sát thực hiện các chính sách, quan tâm đến phụ nữ và trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật và ứng phó với tình trạng bất ổn kinh tế, tái nghèo đang lan rộng trong đại dịch.
Toàn cảnh phiên họp của Quốc hội Việt Nam. |
Thứ hai, cần tích cực chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, hợp tác nghị viện trong phòng chống dịch COVID- 19 để cùng giảm thiểu tác động của đại dịch, gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định và phát triển kinh tế-xã hội ở mỗi quốc gia, hướng tới hoàn thành các Mục tiêu phát triển bền vững SDG- 2030 của Liên Hợp Quốc.
Thứ ba, do “giãn cách” trong phòng chống dịch, cần phát huy công nghệ thông tin, chuyển đổi kinh tế số, mở rộng việc số hóa việc trao đổi thông tin và tương tác của cử tri với các nghị sỹ, phát huy việc người dân tích cực tham gia vào các hoạt động Nhà nước.
Hữu Khôi
Ảnh: Đàm An