Ở nhiều nơi trên thế giới, hiếm khi mới thấy xe sang lưu thông trên đường thì trớ trêu thay, tại Dubai, hàng loạt xe khủng lại bị vứt xó, phủ bụi.

{keywords}

Chiếc Ferrari bám đầy bụi, bị bỏ không tại Sân bay Dubai.

Xe sang bỏ không, chìa khóa trong ổ

Vài năm trở lại đây, thành phố Dubai chứng kiến cảnh hàng loạt ô tô bị vứt bỏ trên đường, trong khu đỗ ô tô sân bay. Những chiếc xe bị vứt bỏ không phải là xe hỏng hóc hay có vấn đề. Gần như tất cả đều là xe sang, xe thể thao đời mới, đắt tiền của Ferrari, Porsche, BMW, Mercedes. Theo thống kê của tờ Gulf News, mỗi năm có 2 nghìn - 3 nghìn xe đủ loại bị “thất sủng”.

Không ít lần, người dân Dubai chứng kiến xe siêu sang nằm phủ bụi trong gara của Sân bay Quốc tế Dubai, với mấy lời xin lỗi viết vội, gài lại trên kính và chìa khóa vẫn cắm trong ổ. Ở nhiều xe, người ta còn tìm thấy chứng từ, khế ước vay nợ ngân hàng vứt lại trong xe.

Năm ngoái, Cảnh sát Dubai phát hiện, một chiếc Ferrari Enzo, thuộc series sản xuất riêng, trị giá 2 triệu USD (trên thế giới chỉ có 400 chiếc), nằm phủ bụi mấy tháng trời trong một điểm đỗ xe tại sân bay. Theo luật, giới chức đã tịch thu, sung công sau 6 tháng chủ nhân không đến nhận lại, sau đó mang ra bán đấu giá cùng với hàng loạt xe khác, toàn hạng sang như: Ferrari, Porsche, Range Rover và Mercedes, “chung số phận” bị bỏ lại trên đường. Đại diện cảnh sát cho biết: Riêng chiếc Enzo nói trên, người chủ mới sẽ phải trả thêm gần 5 nghìn USD tiền lưu bãi trong suốt 20 tháng.

Bỏ xe để thoát án tù

Câu hỏi đặt ra: Phải chăng dân Dubai thừa tiền, vứt không xe trên đường? Câu trả lời: Hoàn toàn ngược lại. Nếu như bạn đã từng tới Dubai hay nơi nào đó của Tiểu Vương quốc Ả-rập, hẳn bạn biết rằng nơi đây tồn tại vấn đề về văn hóa xe ô tô. Ai ai cũng tìm mua, sử dụng những dòng xe sang trọng nhất, đắt tiền nhất. Là trung tâm kinh tế dầu mỏ, đồng thời cũng là trung tâm thị trường bất động sản của thế giới, các nhà đầu tư nước ngoài, chủ yếu người Anh làm việc tại Dubai chỉ nhắm vào những dòng xe thể thao siêu sang đời mới nhất của Italia, Đức. Họ coi đó là một phần trong lối sống vương giả của những triệu phú. Xe càng sang, càng hiện đại, đẳng cấp càng được khẳng định.

{keywords}

Siêu xe Ferrari F40 phủ bụi bên đường.

Tuy nhiên, khi thế giới rơi vào suy thoái năm 2009, Dubai không nằm ngoài vòng xoáy khủng hoảng kinh tế. Có nhiều người, trong một đêm, đã mất hết cả gia tài khi thị trường tài chính Dubai sụp đổ. Giá xăng dầu giảm, lạm phát tăng vọt, chi phí đời sống “phi mã”. Hơn nữa, các Tiểu vương quốc Ả-rập trị nước theo Luật Hồi giáo Sharia; Trong đó, không có bảo trợ vỡ nợ. Chỉ cần người dân không trả được nợ thì có thể bị khép vào tội hình sự.

Những người không thể trả các khoản thanh toán cho ô tô như xăng dầu, thuế, bảo hiểm ô tô đều có thể bị vào tù. Các nhà đầu tư sa cơ lỡ vận đành phải bỏ những chiếc xe từng một thời làm nên niềm tự hào, vội vàng rời bỏ Dubai, trốn nợ ngân hàng, thoát án tù. Với các trường hợp xe bị bỏ không, đầu tiên, cảnh sát sẽ ra thông báo cảnh báo. Nếu chủ nhân xe quay lại nhận, họ chỉ phải trả một phần phí nhỏ để lấy lại xe. Sau 15 ngày kể từ khi thông báo, chủ nhân xe không xuất hiện, xe sẽ bị tịch thu và đem đấu giá bằng một phần giá trị ban đầu.

Có người hỏi: Xe vẫn còn nguyên khóa trong ổ, sao người dân không mang xe về dùng? Thực chất, những chiếc xe này đều được đăng ký, có tên chủ sở hữu rõ rành rành. Bản thân các chủ sở hữu đang bị ngân hàng siết nợ, truy bắt. Do đó, rước những chiếc xe đó về nhà không khác nào “rước họa vào thân”. Khi bị phát hiện, người đó còn bị khép thêm tội “ăn trộm”.

Trước thực trạng này, một bộ phận dân địa phương phàn nàn chuyện xe phủ bụi bị bỏ rơi ở mọi nơi như vậy làm xấu cảnh quan thành phố, đồng thời chiếm dụng quá nhiều những điểm đỗ, gara, hay bất kỳ khoảng không nào có thể đỗ được. Với các tín đồ ô tô, đây là cơ hội ngàn vàng để có thể sở hữu xe siêu sang với giá cực “bèo”.

(Theo báo Giao thông)