‘Chuyện ấy’ có thể làm thay đổi cấu trúc não bộ - ít nhất ở động vật giống đực, theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Saitama (Nhật Bản).

>> 2030: Con người sẽ không còn cần “chuyện ấy"?/ “Chuyện ấy” tốt hơn khi... chơi game/ Kiểm tra ‘hóc môn yêu’ của chàng như thế nào?

Để tìm hiểu ảnh hưởng của quan hệ tình dục tới sự thay đổi cấu trúc não ở động vật giống đực, các nhà khoa học trường đại học Saitama đã tiến hành so sánh não bộ của những con chuột đực chưa giao phối với những con chuột đực đã giao phối nhiều lần.

Giao phối có thể làm thay đổi cấu trúc não ở chuột.

Kết quả cho thấy những con chuột đực chưa giao phối có nhiều xương sống nhỏ liên kết các tế bào não hơn so với những con chuột đực đã giao phối. Theo tiến sĩ Shinji Tsukahara, người đứng đầu nghiên cứu, hiện tượng này do nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm sự thay đổi hormone liên quan tới việc giao phối với con cái.

Nhóm nghiên cứu cũng cho rằng những xương sống nhỏ liên kết các tế bào não có vai trò kích thích chuột đực giao phối lần đầu tiên. Vì thế, sau khi sứ mệnh quan trọng nhất hoàn thành, chúng không còn cần thiết nữa và dần teo lại rồi biến mất.

Số lượng xương sống trong não cũng ảnh hưởng tới chức năng tình dục ở chuột cái. Các nhà khoa học đã cho những con chuột cái uống bổ sung hormone tình dục. Kết quả, lượng xương sống trong não của chúng tăng lên và phản ứng tích cực hơn với việc giao phối.

Ngược lại, những con chuột cái được cho uống một loại thuốc ngăn cản hình thành xương sống trong não, ít hứng thú với việc giao phối hơn so với chuột cái bình thường.

Trong tương lai, nghiên cứu này có thể là cơ sở để phát triển một loại thuốc giúp tăng số lượng xương sống trong não mà không làm thay đổi hormone, nhằm tăng khả năng ham muốn ở những người bị lãnh cảm với chuyện phòng the.

 Hà Hương