-  Điện ảnh Việt Nam hiện nay đang có một tốc độ phát triển vũ bão. Phim nối nhau ra mắt đều đặn cả năm chứ không riêng gì dịp Tết song thực tế vẫn còn nhiều điều đáng buồn. 

Từ năm 2015, các phim điện ảnh Việt Nam ra rạp ngày một nhiều với mật độ dày đặc hơn hẳn những năm trước đó. Bên cạnh những đạo diễn tên tuổi có thể bảo chứng doanh thu phòng vé, cũng có những bộ phim của các đạo diễn mới, nhà sản xuất mới. Có phim trụ được hơn hai tháng trời ngoài rạp, cũng có phim vừa ra mắt đã nhanh chóng rời khỏi rạp chiếu. 

Phim ra rạp nhiều đã mang một hơi thở mạnh mẽ cho nền điện ảnh nước nhà trước mắt là về "lượng", nhưng "chất" cũng là một điều đáng bàn. Bên cạnh việc xuất hiện đầy bất ngờ của những tên tuổi mới nhưng lại vô cùng ấn tượng như đạo diễn Phan Gia Nhật Linh (Em là bà nội của anh), Vũ Ngọc Phượng (12 Chòm sao: Vẽ đường cho "yêu" chạy) và Việt Max (Yêu) thì vẫn có những trường hợp thụt lùi gây tiếc nuối đến ngỡ ngàng của các đạo diễn lâu năm mà tiêu biểu là Lưu Huỳnh với Hy sinh đời trai.

{keywords}

Vẽ đường cho yêu chạy của Vũ Ngọc Phượng nhận được nhiều lời khen.

Sau khi khán giả phải "chịu trận" một loạt các phim kinh dị với chất lượng kém, đến khoảng thời điểm cuối 2015, khán giả đã có ít nhất 4 cơ hội thưởng thức những bộ phim thật sự chất lượng. Kế thừa sự hào hứng từ thành công 100 tỉ của Em là bà nội của anh, khán giả đại chúng lẫn những người quan tâm phim Việt vô cùng mong chờ một năm 2016 với những phim Việt chất lượng đi đôi số lượng. 

Nhưng thực tế sau 5 tháng đầu năm, những gì chúng ta thấy được vẫn chưa có gì nổi trội. 

Hời hợt vẫn ra rạp đều đều

Phim "hài nhảm" là một đặc thù của làng điện ảnh Việt nên dù có cảm thấy rẻ tiền hay bị bài xích chê bai, dạng phim này luôn tồn tại. Cần phân biệt rõ giữa "hài" và "hài nhảm". Cụm từ "hài nhảm" được dùng để chỉ những bộ phim được làm cẩu thả, kịch bản lỏng lẻo vô lý, nhân vật không được đầu tư. Mỗi phim sẽ có ít nhất một danh hài để đảm nhận nhiệm vụ lèo lái cả bộ phim, khiến chúng trở nên không khác gì một tập hợp những thước phim hài trên truyền hình. Thậm chí, có phim mà các đoạn hầu như không ăn nhập gì với nhau, như Tía tui là cao thủ (đạo diễn NSND Ngọc Giàu). 

Nhưng vẫn có một lượng khán giả không nhỏ yêu thích thể loại phim này, đa số đều là khán giả tỉnh, hâm mộ tên tuổi diễn viên và đi xem. Vấn đề nan giải chính là bài toán thị hiếu quá lớn, trái ngược với bài toán nghệ thuật, khiến những nhà sản xuất liên tục cho ra đời những sản phẩm thảm họa, góp phần làm diện mạo phim Việt trong mắt công chúng yêu điện ảnh trở nên méo mó.

{keywords}

Một cảnh trong Tía tui là cao thủ.

Vẫn có những tác phẩm nghiêm túc, dù chưa xuất sắc

Tuy vây, vẫn những phim khá chỉn chu nhưng chưa bứt phá, kịch bản hay tổng thể phim vẫn còn nhiều lỗ hổng, khiếm khuyết nhưng công sức đoàn phim bỏ ra rất đáng ghi nhận. Các phim này lấy "hài" làm chủ đạo, nhưng không nhảm và gây cảm giác tức tối như: Gái già lắm chiêu (Bảo Nhân - Namcito), Taxi Em tên gì? (Đức Thịnh), Bệnh viện ma (Lê Thanh Hòa), Lật mặt 2: (Lý Hải). Đây có thể coi là một tín hiệu đáng mừng khi 5 tháng vừa qua khán giả được xem nhiều phim tử tế hơn những phim cẩu thả. 

{keywords}

Gái già lắm chiêu có một câu chuyện đẹp dịu dàng nhưng không hời hợt.

Những bom tấn gây hụt hẫng

Bộ đôi Cường Ngô - Trương Ngọc Ánh từng tạo nên cơn sốt phòng vé năm 2014 với Hương Ga đã có sự trở lại hoành tráng hơn trong Truy sát, "một bom tấn hành động truy đuổi nghẹt thở" như lời quảng cáo. Nhưng thực sự, Truy sát giống như chiếc vỏ cứng cáp nhưng bên trong thiếu một tâm hồn xứng đáng. Khán giả mãn nhãn với những pha hành động nhưng không đọng lại được gì nhiều về nội dung. 

Tương tự với Nữ Đại gia của Lê Văn Kiệt. Phim có một kịch bản tốt hơn Truy sát nhưng lại dời lịch chiếu hơn một tháng vì lý do kiểm duyệt. Những gì Lê Văn Kiệt bày ra cho khán giả thưởng thức nhiều hơn một Nguyễn Cao Kỳ Duyên nhưng vì không hợp sở trường mà Lê Văn Kiệt đã trót gây ra cho mình một điểm trừ trong lòng những người hâm mộ về xây dựng nhân vật và kịch bản lỏng lẻo.

{keywords}

Một cảnh trong phim hành động Truy sát.

Những tác phẩm chất lượng

Đáng kể nhất phải nói đến trong nửa đầu năm 2016 là Siêu trộm của đạo diễn Hàm Trần. Từng ghi dấu qua tác phẩm chick-flick Âm mưu giày gót nhọnĐoạt hồn, phim "heist" đầu tiên của Việt Nam - Siêu trộm là một "món lạ" trong ngày Tết giữa những phim hài giống nhau. Bỏ qua những thiếu sót và doanh thu phim không được cao như mong đợi, Siêu trộm của Hàm Trần và ê-kip là phim ấn tượng nhất từ đầu năm đến nay dù thực tế , phim vẫn phải chịu sức ép quá lớn từ phim nước ngoài, phim "hài nhảm" và suất chiếu.

{keywords}

Siêu trộm ấn tượng từ poster đến nội dung.

Cũng là một đạo diễn Việt Kiều ra mắt bộ phim thứ 3 với thể loại khác hẳn 2 tác phẩm trước, Dustin Nguyễn không hề thua kém Hàm Trần trong việc đưa tên tuổi của mình lên một tầm vóc cao hơn, không so đo con số lợi nhuận với Bao giờ có yêu nhau

Dustin Nguyễn và Hàm Trần đều chọn những thủ pháp nghệ thuật, tư duy điện ảnh hiện đại và sự can đảm trong thể nghiệm làm vũ khí của mình và đã thành công. Bao giờ có yêu nhau có thể không được lòng khán giả đại chúng vì nội dung nhiều tầng nghĩa nhưng thực sự là một tác phẩm điện ảnh đáng ngợi ca. 

{keywords}
Phim Tấm Cám.

Hy vọng ở nửa cuối năm

Dịp cuối năm, lượng phim sẽ ra rạp rất nhiều nhưng bùng nổ như Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (Victor Vũ) hay kỉ lục phòng vé như Em là bà nội của anh vẫn là một nghi ngờ lớn. Chất sẽ ngày càng đi đôi với lượng hay nghệ thuật thật sự vẫn phải lọ mọ tìm cách ngoi lên trong mớ bòng bong nhan nhản ngoài rạp chiếu. Fan cuồng (Charlie Nguyễn) và Tấm Cám (Ngô Thanh Vân) đang được chờ đợi sẽ là động lực cho những bộ phim nghiêm túc, ăn khách và chuyên nghiệp.

Phúc Du