"Kỳ quan y học" của thế giới

Bà mẹ Rebecca Roberts, 39 tuổi và chồng Rhys Weaver, 43 tuổi, đến từ Mỹ, đã rất ngạc nhiên khi nhận được kết quả siêu âm chỉ ra mình đã mang thai thêm một em bé sau 12 tuần mang thai đứa con đầu lòng.

Kết quả siêu âm ở tuần thứ 7 và thứ 10 cho thấy Noah (tên của em bé thứ nhất) phát triển bình thường trong bụng mẹ và không hề có dấu hiệu của "sự sống thứ hai". Tuy nhiên, lần siêu âm ở tuần tuổi thứ 12 của Noah cho thấy có một bào thai mới được hình thành. Đó là Rosalie, em song sinh của Noah.

Noah là kết quả sau nỗ lực thụ thai trong suốt 1 năm của vợ chồng Rebecca. Tuy nhiên, sau 3 tháng mang thai, họ đón thêm một niềm bất ngờ mới vì sự xuất hiện của em bé thứ hai dù điều này thật sự rất hiếm xảy ra.

Người phụ nữ tiếp tục mang thai khi đang trong giai đoạn thai kỳ - Ảnh 1.

Hình ảnh siêu âm thai kỳ của Rebecca và sự xuất hiện của bào thai thứ hai. Ảnh: CNN

Được mệnh danh là "kỳ quan y học", hiện tượng thụ thai cực kỳ hiếm gặp này được gọi là siêu sinh đôi. Theo một nghiên cứu được thực hiện năm 2008, chỉ có ít hơn 10 trường hợp siêu sinh đôi được ghi nhận trên thế giới từ trước đến nay. Hiện tại, vợ chồng Rebecca là cặp vợ chồng duy nhất trên thế giới có thể chào đón cả hai đứa trẻ được sinh ra thông qua phương pháp siêu sinh đôi - sinh cùng ngày nhưng khác nhau ngày thụ thai.

Các bác sĩ cho biết, Noah và Rosalie được thụ thai cách nhau chỉ 3 tuần. Trong quá khứ chỉ mới xuất hiện những trường hợp phụ nữ đã thụ thai thêm sau 10 ngày mang thai lần đầu tiên. Các bác sĩ cũng chỉ ra, dù được thụ thai sau nhưng đứa trẻ thứ hai vẫn đang phát triển rất tốt trong bụng mẹ.

Bày tỏ niềm vui và hạnh phúc của mình, Rebecca chia sẻ: "Siêu sinh đôi nghe thật điên rồ, nhưng đối với tôi và chồng, nó không chỉ là niềm vui đơn thuần mà còn là một sự may mắn, hệt như trúng số vậy".

Vì sao siêu sinh đôi lại hiếm xảy ra?

Bác sĩ Lillian Schapiro, bác sĩ phụ khoa tại Atlanta (Atlanta) cho biết, siêu sinh đôi hiếm gặp vì nhiều lý do.

Đầu tiên, phụ nữ thường chỉ rụng trứng một lần trong mỗi chu kỳ, đồng thời giải phóng một hoặc nhiều trứng. Nếu sự thụ tinh bằng tinh trùng của người đàn ông thành công, trứng sau đó sẽ làm tổ trong tử cung, quá trình mang thai sẽ bắt đầu và không xảy ra hiện tượng rụng trứng nữa.

Bác sĩ Schapiro cũng cho biết thêm, nếu một người phụ nữ sinh đôi, thì hai trứng cùng chín và rụng cùng một lúc. Tuy nhiên, trong trường hợp của Rebecca, trứng đã được thụ tinh và làm tổ trong lần rụng trứng đầu tiên. Tuy nhiên, bằng cách nào đó cô ấy lại rụng trứng trong cùng chu kỳ đó và một trứng khác cũng được thụ tinh, sau đó trở thành một phôi khác. Và vào những thời điểm khác nhau, cả hai phôi đều được cấy vào tử cung người mẹ.

Người phụ nữ tiếp tục mang thai khi đang trong giai đoạn thai kỳ - Ảnh 2.

Trường hợp của Rebecca Roberts được các nhà khoa học gọi là "kỳ quan y học". Ảnh: CNN

Ngoài ra, một lý do khác khiến trường hợp siêu sinh đôi rất hiếm là bởi vì một khi quá trình mang thai bắt đầu, tử cung không còn là nơi thích hợp để phôi thai cấy ghép vào nữa. Điều này có nghĩa là phôi thai thứ hai phải "cố gắng cấy ghép và phát triển" ở giai đoạn mà các bác sĩ không nghĩ nó có thể phát triển.

Hơn nữa, Rebecca đã uống một liều thuốc hỗ trợ sinh sản để kích thích rụng trứng trước khi cô thụ thai Noah. Mặc dù đây có thể là một trong những nguyên nhân khiến xảy ra hiện tượng siêu sinh đôi này, các bác sĩ vẫn xem trường hợp của Rebecca là một "kỳ quan y học".

Kết quả của "kỳ quan y học" siêu sinh đôi

Thoạt đầu, cả hai vợ chồng Rebecca đều lo lắng rằng em bé thứ hai có thể sẽ phát triển chậm hơn và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe so với anh trai Noah. Tuy nhiên, cả hai đứa trẻ đều được chào đời khỏe mạnh.

Được sinh ra bằng phương pháp mổ lấy thai vào tháng 9/2020, cả hai em bé phải trải qua thời gian trong phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh (NICU). Noah chào đời với cân nặng 2,098 kg. Trong khi đó Rosalie chỉ nặng khoảng 1,1 kg. Vì vậy Rosalie phải được chăm sóc ở một phòng NICU đặc biệt khác.

Người phụ nữ tiếp tục mang thai khi đang trong giai đoạn thai kỳ - Ảnh 3.

Noah và Rosalie hiện đã được 7 tháng tuổi. Ảnh: CNN

Rebecca chia sẻ: "Điều này thật khó khăn vì tôi đã phải trải qua một cuộc đại phẫu và sau đó các con tôi phải được chăm sóc ở hai bệnh viện khác nhau. Tuy nhiên, những khó khăn đó đã qua đi và tôi thật hạnh phúc khi có cả hai, Noah và Rosalie".

Noah được về nhà sau 3 tuần chăm sóc đặc biệt, tuy nhiên Rosaline phải trải qua 95 ngày tại phòng NICU đặc biệt. Hiện nay, cả hai đã được hơn 7 tháng tuổi và Noah đã biết đi trước Rosalie. Tuy nhiên bố mẹ của hai "kỳ quan y học" này không hề cảm thấy lo lắng. Họ cho rằng Rosalie sẽ phát triển bình thường như anh trai Noah của mình và như bao đứa trẻ khác.

Theo CNN/Phụ nữ Việt Nam

Đặt mua táo nhưng nhận được một chiếc iPhone

Đặt mua táo nhưng nhận được một chiếc iPhone

Nick James không thể tin vào vận may của mình khi nhân viên Tesco nói với anh rằng có một “điều bất ngờ” trong lần đặt hàng này của anh.