“Làng cổ làm khổ dân”
Sau khi được phong danh hiệu làng cổ, người dân Đường Lâm chưa kịp mừng thì đã phải đối mặt với rất nhiều nỗi lo, và những nỗi lo đã trở thành sự thật khi nhiều nhu cầu bức thiết tối thiểu trong sinh hoạt của người dân không thể được đáp ứng. Gặp những người dân thuần hậu nơi đây, lắng nghe những tâm sự của họ, người ta không khỏi ngỡ ngàng: Lẽ nào dân làng cổ khổ đến thế?
“Cổ thì cổ, đẹp thì đẹp thật nhưng dân khổ đủ đường anh ạ. Nhà ở đây chật chội, nóng bức lắm. Nhiều nhà chỉ có một gian buồng nhưng một cặp vợ chồng bố mẹ với hai ba cặp vợ chồng con chen chúc. Trong khi nông dân thì nghèo, tiền đâu mua đất, làm nhà?”, chị Hậu, một người bán nước gần đình làng Mông Phụ bức xúc nói.
Bà Khanh bức xúc kể lại nỗi khổ của người làng cổ. |
Tuy gia đình chị không thuộc diện hoàn cảnh đến thế, nhưng nghe có nhà báo hỏi thăm, chị cũng vội vàng lên tiếng.
Như để cụ thể hóa lời mình, chị lấy dẫn chứng nhiều gia đình trong làng với tình cảnh hết sức khó khăn, vất vả: “Ví dụ nhà ông Dậu, ông Toàn Thể ở làng tôi, có mỗi một gian nhà bằng mà có mấy thế hệ cùng chúng sống. Nhà ông Dậu đã đổ mái bằng rồi nhưng không được lên thêm tầng nữa, vẫn phải sống chui rúc, chật chội với nhau. Những nhà hoàn cảnh còn nhiều lắm, khắp làng, hỏi đâu cũng thấy!”- chị Hậu nói.
Gần đây nhất, một vụ việc khiến người dân Đường Lâm bức xúc và cám cảnh thay chính là vụ việc của gia đình bà Hà Thị Khanh bị cưỡng chế phá bỏ ngôi nhà mới xây vì vi phạm quy chế làng cổ.
Chúng tôi tìm đến tận nhà bà Khanh để tìm hiểu sự việc. Ngôi nhà tầng còn mới nhưng tầng hai đã bị tháo dỡ. Ngoài sân và bên trong chuồng lợn, gỗ, thép, vật liệu xây dựng vẫn bị chất chồng đống hoang tàn.
Trong khi người dân làng cổ ở Đường Lâm không được xây nhà phải sinh sống trong một không gian chật chội thì đất khu nghĩa trang vẫn được người dân rao bán vô tội vạ, |
Bà Khanh năm nay 56 tuổi, chồng mất đã hơn hai mươi hai năm. Một mình bà chèo chống nuôi nấng các con thành người với một bên tay trái bị tật vì tai nạn.
Bà không kìm được nỗi phẫn uất nói: “Nhà tôi có tám khẩu, quanh đi quẩn lại vẫn ở trong một cái nhà nhỏ. Hai thằng con trai đều có gia đình, có cháu rồi nên tôi định lên hai tầng cho các cháu có chỗ ở đàng hoàng.
“Tôi làm cái nhà này, là mấy mẹ con đi gánh gạch thuê gom góp ba, bốn năm trời … Cứ đi làm được lại để tiền mua mấy trăm gạch dành lại đấy. Ba mươi tám năm trời nay chúng tôi đổ bao nhiêu mồ hôi xương máu mới xây được cái nhà. Đến khi lợp ngói, hoàn thiện thì bị đình chỉ rồi ầm ầm tháo dỡ”.
Chỉ vào hai đứa cháu nhỏ đang lăn lê nằm dưới sàn đất, bà bùi ngùi bảo: “Nhà xây xong mà cũng như chưa có, đành phải mấy bà cháu lăn lê, ngủ tạm. Hai vợ chồng thằng lớn có con mới đẻ thì ở đây, còn hai vợ chồng thằng em chưa có con thì sang ở tạm nhà ông cậu…”
Quanh năm chân lấm tay bùn, cái nguyện ước duy nhất của đời bà là có một chốn ra vào đàng hoàng, con cái an cư lạc nghiệp đến bây giờ đành dang dở.
“Chính quyền rất trăn trở, nhưng phải đợi”…
Đem những thắc mắc của người dân và câu hỏi lớn về tình trạng đất nghĩa trang được rao bán công khai, sôi động trong khi nhân dân thiếu đất ở trầm trọng, xã không có chính xác giãn dân phù hợp, chúng tôi được phía chính quyền xã trả lời khá cởi mở.
Ông Nguyễn Văn
Thành – Phó Chủ tịch xã Đường Lâm phủ nhận thực trạng mua bán đất nghĩa
trang ở làng.
Tuy nhiên, ông có đặt ra một số giải thích: “Hiện tượng này không có hoặc
nếu có thì chỉ hai, ba trường hợp cá biệt. Thứ nhất, có trường hợp con cháu
làng Đường Lâm đi làm xa ở các địa phương khác hoặc khi ra đi họ hiến đất.
Đến khi họ quay về, muốn quay về cội nguồn… Với những người vẫn còn anh em
họ hàng ở làng, họ có thể nhờ “nhờ” đặt ngôi mộ vào đất của gia đình, sau ba
hoặc năm năm người ta sẽ cải cát hoặc chuyển đi nơi khác chứ không phải là
mua bán.
Ông Nguyễn Văn Thành – Phó CT Xã Đường Lâm. |
Thứ hai, có thể có những trường hợp như thế này: Người ta mua dưới dạng “người nhà bảo nhau”, mua khoảng một hai thước phục vụ nhu cầu cá nhân và thường là không thông qua Ủy ban xã. Còn về phía chính quyền, chúng tôi kiên quyết không cho phép làm”.
Với những người quan niệm đây là đất hai vua, là đất thiêng, họ mong muốn được về đây… tôi xin khẳng định chuyện đó là không có”.
Ông Thành chắc chắn nói, nếu chính quyền biết được sẽ kiên quyết xử lý, mặc dù đây là vấn đề tâm linh.
Với những bức xúc của nhân dân về vấn đề nhà ở, ông Thành cho biết: Đây là vấn đề mà chính quyền xã cũng hết sức trăn trở. Những trường hợp cưỡng chế gần đây là do người dân cố tình vi phạm khiến các cấp, các ngành cảu BQL di tích và Thanh tra Xây dựng đã vào cuộc quyết liệt để đảm bảo không gian văn hóa cho làng cổ.
“UBND TX Sơn Tây đang trình bộ Văn hóa quy hoạch tổng thể về làng cổ, định hướng cắm đất, hỗ trợ những hộ gia đình có nhu cầu thực sự về đất ở từ năm 2010 và vẫn đang đợi phê duyệt”- ông Thành nói.
Quỳnh Anh - Gia Văn
Tin liên quan:
Bí
thư thôn tiếp tay cò bán đất nghĩa địa Tình trạng bán
đất nghĩa trang tràn lan ở làng cổ Đường Lâm làm nảy sinh
tất yếu những “cò” đất nghĩa trang chuyên nghiệp và đường
dây mua bán ngầm hết sức tinh vi, bài bản.
Thực hư “sốt” đất nghĩa trang ở Đường Lâm: Người ta đi xem phong thủy rồi tìm đến đây ầm ầm vì ở đây được thế đất đẹp. Nếu được “táng” xuống thì con cháu lộc không những phát mà tiền của cũng không thất thoát đi đâu được” |