Để có mặt được tại vòng Tứ kết của CKTG 2015 thì cả 8 đội tuyển đều đã khẳng định được sức mạnh và thực lực của mình xuyên suốt 6 trận đã đấu. Bởi vậy, toàn bộ 4 trận đấu theo thể thức Bo5 sắp tới chắc chắn sẽ vô cùng nảy lửa và khó đoán định được kết quả mặc dù con đường đi của mỗi đội tuyển là khác nhau.

Kết quả bốc thăm vòng đấu loạt trực tiếp CKTG 2015.

Ở mỗi đội tuyển, mỗi trận đấu sẽ có những tuyển thủ nổi bật bởi họ đóng vai trò then chốt, là ngòi nổ chính đem đến sự đột biến cùng những kết quả có lợi. Vì lí do đó, GameSao sẽ đề cập đến những màn đối đầu trực diện thú vị nhất của mỗi cặp đấu để khán giả có thêm thông tin tham khảo trước khi vòng Tứ kết của CKTG 2015 chính thức khởi tranh.

yoe Flash Wolves vs Origen sẽ là cặp đấu đầu tiên mở màn và xét về lối đánh cũng như chiến thuật tổng thể của cả 2 đội, yếu tố cá nhân kiệt suất sẽ bị loại bỏ hoàn toàn để dành toàn lực cho thành công chung của tập thể. Do đó, toàn bộ 10 tuyển thủ ở 5 vị trí khác nhau trên bản đồ sẽ hợp thành những màn đối đầu không thể mong chờ hơn.

Đường trên: Steak vs SoaZ

Đây là một trong những điểm khác biệt rõ rệt nhất ở phong cách thi đấu của 2 đội tuyển, khi mà Steak có xu hướng chơi phòng ngự để tập trung hỗ trợ đồng đội tỏa sáng, thì SoaZ lại là người chơi đường trên có xu hướng gánh đội và thường đi lẻ tìm cơ hội.

Điều này được lí giải rõ rệt nhất ở chỉ số tham gia đóng góp điểm hạ gục cho đội, Steak là 75% (hỗ trợ 59 lần) còn SoaZ chỉ là 52.8% (hỗ trợ 26 lần). Ngoài ra, ở cách sử dụng tướng đường trên cũng tỏ rõ sự khác biệt khi anh chàng người Đài Loan thường sử dụng Lulu hay Malphite để “mớm” cho đồng đội. Trái lại, tuyển thủ kỳ cựu tới từ châu Âu lại mạnh bạo lựa chọn Kennen hoặc Fiora để gây sức ép lên phía đối thủ mà đỉnh cao là pha backdoor thành công đem lại chiến thắng cho Origen trước TSM với vị tướng Vladimir.

Tuy vậy, Steak tỏ rõ sự hiệu quả cũng như vai trò quan trọng của mình hơn hẳn SoaZ bên phía kia khi có chỉ số KDA là 6.0 so với vỏn vẹn chỉ 1.9. Lí do là SoaZ đã phải nằm xuống tới 20 lần (hơn Steak 8) bởi những pha đi lẻ quá mức “hổ báo” và thiếu tính toán.

Đi rừng: Karsa vs Amazing

Có lẽ, khác biệt lớn nhất của 2 FW và OG nằm ở vị trí đi rừng khi mà đội tuyển hạt giống số 2 của Đài Loan tỏ ra nhỉnh hơn hẳn. Karsa là một trong những nhân tố không thể thiếu giúp cho FW có được tấm vé đi CKTG và lọt tới tận vòng Tứ kết này với phong cách đi rừng tấn công chủ động và cực kỳ hợp lí. Trong khi đó, ở phía đối diện, Amazing lại tỏ ra lép vế hơn hẳn khi chưa thực sự đem lại quá nhiều ảnh hưởng trong lối chơi chung của OG.

Chỉ số KDA 5.9 so với 4.1 là một minh chứng cụ thể nhất để cho thấy cựu tuyển thủ của TSM phải cố gắng rất nhiều để hạn chế được tầm ảnh hưởng của Karsa trong trận đấu sắp tới đây.

Đường giữa: Maple vs xPeke

Đây sẽ là cuộc chiến giữa 2 linh hồn, nhân tố chủ chốt của FW và OG. Đối lập hoàn toàn với đường trên, Maple có lối chơi chủ động và thường lao lên tấn công nếu có thể, còn xPeke lại tôn trọng yếu tố kỉ luật và hỗ trợ đồng đội. Cả 2 đều chơi tinh quái, biết chắt chiu cơ hội và sẵn sàng trừng phạt bất cứ đối thủ nào khi chỉ cần tìm được sơ hở dù là nhỏ nhất.

Nhưng dù có phong cách thi đấu trái ngược nhau thì không thể phủ nhận rằng, chính 2 cái tên này đã giúp cho FW và OG gây tiếng vang tại CKTG 2015 lần này khi lọt được tới vòng Tứ kết. Liệu với phong độ cực cao hiện tại, Maple sẽ tiếp tục đưa FW bay cao hay xPeke sẽ đưa OG viết nốt câu chuyện thần kì còn dang dở…

Xạ thủ: NL vs Niels

Chủ lực vật lý là vị trí “đồng cân đồng lạng” nhất nếu đặt FW và OG lên bàn cân.

Chẳng ai có thể ngờ NL từ vai trò của một “kẻ đóng thế” cho Kkramer lại có thể thi đấu thăng hoa đến vậy mà đỉnh cao là pha Pentakill tuyệt hảo trong trận đấu với CLG để tạo đà cho liên tiếp những pha bắn tan nát đội hình đối phương với Jinx.

Mới “chân ướt chân ráo” lần đầu thi đấu ở LCS, có mặt tại CKTG rồi cùng OG hiên ngang bước vào Tứ kết…đó chính là câu trả lời xác đáng nhất cho bất cứ ai còn đang nghi ngại về thực lực của Niels. Anh chàng này thi đấu cực kỳ bùng nổ ở những trận đấu đầu tiên khi sử dụng Kalista nhưng rồi bỗng dưng trùng xuống tương tự như toàn đội OG khi vòng bảng đi về cuối.

Hỗ trợ: SwordArt vs Mithy

Có lối chơi hao hao nhau, cả SwordArt và Mithy đều tập trung “bảo kê” chủ lực phía mình và cố gắng đi kiểm soát bản đồ tốt nhất có thể để kiếm tìm lợi thế cho đội. Cả 2 đều không được đánh giá cao ở khả năng gây đột biến, nhưng chính lối chơi có phần đơn giản, an toàn và hiệu quả lại đặt nền móng cho xạ thủ cũng như toàn đội có được thành công tính tới thời điểm này.

Có chỉ số tham gia mạng hạ gục tương đương nhau (SwordArt: 78.1% & Mithy: 76.4%) nhưng người đội trưởng của FW tỏ ra nhỉnh hơn chút xíu khi có KDA tốt hơn 5.8 so với 2.8 của hỗ trợ bên phía OG. Nhưng từng đó là chưa đủ để kết luận SwordArt hay Mithy chơi tốt hơn bởi chênh lệch là quá ít ỏi và mọi thứ còn ở phía trước.

June_6th