Đằng sau những vinh quang, cuộc sống của nhà vô địch môn xe đạp địa hình Nguyễn Thị Thanh Huyền cũng đầy những trăn trở và bất trắc như trên đường đua ngày nào.
Ý chí sắt đá của một vận động viên chuyên nghiệp cùng với sự khát khao tri thức đã cho Huyền sức mạnh đứng dậy và vượt qua tất cả.
Hành trình đến với màu vàng
Bốn huy chương vàng SEA Games năm 1999, 2001, 2003 và 2007; Huy chương vàng châu Á năm 2002; giải thưởng phụ nữ châu Á ấn tượng năm 2002, cho đến bây giờ, Nguyễn Thị Thanh Huyền vẫn là niềm tự hào của thể thao Việt Nam.
Câu chuyện sự nghiệp và những trắc trở của cuộc sống được Huyền chia sẻ với tiếng cười và cả những giọt nước mắt của sự cay đắng, trong căn phòng cũ kĩ tại khuôn viên ĐH Thể dục Thể thao TP.HCM.
Cô học trò nghèo Hà Nội mồ côi mẹ, trải qua những lần bị cô giáo tét tay vì nộp chậm học phí, đã phải tự lập từ rất sớm. Niềm đam mê thể thao cháy bỏng đã đưa Huyền gắn bó với môn xe đạp từ năm 16 tuổi. Kết thúc chương trình học phổ thông, Huyền vào TP.HCM để tập huấn đội tuyển quốc gia.
Chiếc huy chương vàng đầu tiên trong sự nghiệp đến với Huyền vào ngày 8/3/1997 trong cuộc đua xe đạp giải Báo Phụ Nữ, và kể từ đó cô luôn có huy chương trong bất kì cuộc thi nào mà cô tham gia. Bước ngoặt của sự nghiệp là khi cô gái nhỏ bé chỉ nặng 45kg đã lựa chọn môn xe đạp địa hình nhiều vất vả, nguy hiểm. Cô lựa chọn ngoài vì tình yêu với thể thao còn là vì say mê chinh phục những đỉnh cao của sự nghiệp.
Huyền trở thành một trong những vận động viên xe đạp địa hình đầu tiên của Việt Nam, được tập huấn để dự SEA Games 20, năm 1999, tại Brunei. Lúc này, Huyền chỉ được làm quen và tập luyện vài tháng trước khi vào giải, bạn đồng hành của Huyền khi ấy là chiếc xe địa hình cũ kỹ.
Huyền kể lại: “Hồi ấy, tuổi trẻ và những khát khao chiến thắng làm mình không biết điều đó là cực khổ. Những ngày tập huấn trên Đà Lạt, khi xe leo mép đồi, người và xe liên tục bị ngã xuống rãnh sâu. Mình phải nằm chịu trận tại chỗ, chờ đồng đội đi qua để kéo lên. Chiếc xe cà khổ mỗi lần đổ dốc phát ra những tiếng “cạch, cạch” như xe tăng. Những mệt mỏi trong tập luyện có khi trở thành những tiếng thở hổn hển khiến con bò ăn cỏ gần đó nghe thấy mà phải sợ hãi, chạy đi chỗ khác”.
Đêm trước khi bước vào tranh tài tại Brunei, Huyền hồi hộp và lo lắng đến không ngủ được. Chuyên gia người Nga của đội tuyển xe đạp Việt Nam khi ấy là ông Yuri Dimitrev, người thầy lớn nhất của Huyền, đã phải thức đến tận 2h sáng để sửa lại chiếc xe của cô, và rồi vẫn lắc đầu bất lực. Sáng hôm sau, 30 phút trước khi xuất phát, Huyền được một chủ shop xe đạp người Thái Lan sang Brunei du lịch cho mượn một chiếc xe đua màu vàng. Tiếng súng xuất phát nổ vang, tất cả các vận động viên lao lên, Huyền đứng chôn chân vì hồi hộp cho đến khi vị huấn luyện viên hét lên “Chạy đi!”.
Huyền sực tỉnh và lao lên, lần lượt vượt qua từng đối thủ, vượt qua 24km đèo dốc, cán đích đầu tiên và hơn người về nhì tới 7 phút. Tấm huy chương vàng đầu tiên của xe đạp Việt Nam trong các kỳ SEA Games, chiếc xe màu vàng và người thầy người Nga tận tụy được Huyền nhớ như in và coi đó là một trong những kỷ niệm đẹp nhất cuộc đời mình.
Đằng sau những vinh quang
Những chiến thắng trong sự nghiệp không làm cho cuộc sống của Nguyễn Thị Thanh Huyền trở nên dễ dàng. Không như các môn thể thao được phổ biến như: bóng đá, bóng chuyền, quần vợt, điền kinh…, môn xe đạp địa hình không có được sự quan tâm đúng mức, cho dù thành tích và vinh quang của môn này mang lại chẳng kém gì các môn khác.
Huyền chia sẻ: “Những năm tháng làm vận động viên thực sự rất khó khăn. Những khổ ải trong tập luyện luôn đi đôi với những chật vật trong cuộc sống. Để được thành tích, vận động viên cần ăn uống, cần có được điều kiện thể lực tốt nhất. Nhưng vận động viên xe đạp thì đâu có dư dả gì. Tiền lương, thưởng, bồi dưỡng còn không đủ mua thuốc đắp chân. Đó là chưa kể đến việc có một chút thành tích thì lại nhận về sự dè bỉu, ganh ghét, cho rằng bị bệnh “ngôi sao” của những bạn đồng nghiệp”. Bằng những nỗ lực của mình, Huyền vẫn vượt qua những thử thách dù cho có phải trải qua rất nhiều những khó khăn ngoài chuyên môn.
Huyền tham gia Giải vô địch châu Á năm 2002 tại Đài Loan với tư cách là vận động viên huy chương đồng giải năm 2001. Chiếc xe đua lại giở chứng, Huyền đề nghị được thay một bộ lốp mới nhưng vị huấn luyện viên có vẻ không tin tưởng lắm vào thành tích thi đấu trong giải này, nên không chấp nhận. Bất chấp, Huyền vẫn lao lên, vượt qua tất cả những trở ngại trên đường đua, chiến thắng tất cả những đối thủ mạnh nhất đến từ Nhật Bản và giành chiến thắng. Khi vừa cán đích, cô nhìn lại bánh sau của xe mình: không còn chút hơi nào. Nhờ nỗ lực không ngừng nghỉ những năm tháng đó, Huyền trở thànhNgười phụ nữ châu Á ấn tượng năm 2002.
Giành thêm 2 Huy chương vàng SEA Games 21 và 22, năm 2003, Huyền có ý định giã từ sự nghiệp xe đạp. Cô được tuyển thẳng vào Bộ môn Thể dục dụng cụ trường Thể dục Thể thao TP.HCM. Huyền lấy chồng, sinh con đầu lòng và tưởng chừng như sẽ không bao giờ trở lại đường đua với tư cách vận động viên nữa.
Sự động viên của các lãnh đạo bộ môn xe đạp làm những khát khao chiến thắng của Huyền trỗi dậy sau 4 năm vắng bóng. Cô trở lại tham gia SEA Games 24 năm 2007 mặc dù không nhận được nhiều lắm sự tin tưởng của giới chuyên môn. Và chiến thắng vẫn đến như một thói quen, Huyền vẫn trở thành Nhà vô địch. Sau chiến thắng ấy, Huyền lại được ca ngợi, được tôn vinh. Cô lại trở về căn phòng cũ kỹ trong khuôn viên ĐH Thể dục Thể thao TP.HCM với hạnh phúc gia đình và nhận về sự đãi ngộ không đáng kể.
Góc cuộc sống mới của Huyền
Những mất mát lại đến khi người chồng đột ngột qua đời để lại Huyền và hai con nhỏ. Huyền vẫn đứng dậy, vẫn vươn lên và vẫn phải vượt qua theo cách của mình.
Tốt nghiệp ĐH Thể dục Thể thao TP.HCM, Huyền trở thành sinh viên khoa Báo chí & Truyền thông, Đại học KHXH&NV TP.HCM. Vừa làm công tác huấn luyện cho xe đạp Bình Dương, vừa là sinh viên, Huyền lại gặp thêm nhiều khó khăn mới. Khi được hỏi vì sao lại chọn ngành báo chí, Huyền bộc bạch: “Ngay từ nhỏ, mình đã có khát khao được học đại học. Những năm tháng còn thi đấu, tiếp xúc với nhiều nhà báo, thấy họ rất giỏi, mình ngưỡng mộ lắm”. Kết thúc những vinh quang, Huyền vẫn say mê với các bài thuyết trình, vẫn nỗ lực trong từng bài viết cộng tác cho các trang báo thể thao, những bài viết như được dứt từ ruột gan để thành câu chữ.
Tiến sỹ Huỳnh Văn Thông, trưởng khoa Báo chí & Truyền thông cho biết: “Huyền là một tấm gương, một nghị lực phi thường rất đáng trân trọng. Khoa Báo chí rất quan tâm đến Huyền và đang có kế hoạch hỗ trợ thêm học phí vì biết hoàn cảnh của Huyền rất khó khăn”.
Góc cuộc sống mới của Huyền bây giờ ngoài những ngày tháng tập trung cho huấn luyện và học tập là những giây phút được sống lại với tuổi trẻ, với những người bạn trẻ cùng khoa.
Đi đâu Huyền cũng mang theo một chiếc máy ảnh để có thể thực tập việc tác nghiệp và ghi lại những khoảnh khắc cuộc sống trên khắp đất nước khi cô theo chân những đoàn đua với tư cách huấn luyện viên.
“Khi cuộc sống khó khăn, bao giờ cũng sẽ có một lối thoát”, lời chỉ bảo của chuyên gia người Nga Yuri Dimitev năm nào là kim chỉ nam dẫn Huyền đứng dậy và bứt phá. Khi đã tạm xa những chiến thắng màu vàng, những tấm huy chương được làm từ mồ hôi, nước mắt và cả xương máu, Huyền xứng đáng được nhận một tấm huy chương vàng nữa cho nghị lực và ý chí sắt đá của mình.
Theo Zing
Ý chí sắt đá của một vận động viên chuyên nghiệp cùng với sự khát khao tri thức đã cho Huyền sức mạnh đứng dậy và vượt qua tất cả.
Hành trình đến với màu vàng
Bốn huy chương vàng SEA Games năm 1999, 2001, 2003 và 2007; Huy chương vàng châu Á năm 2002; giải thưởng phụ nữ châu Á ấn tượng năm 2002, cho đến bây giờ, Nguyễn Thị Thanh Huyền vẫn là niềm tự hào của thể thao Việt Nam.
Câu chuyện sự nghiệp và những trắc trở của cuộc sống được Huyền chia sẻ với tiếng cười và cả những giọt nước mắt của sự cay đắng, trong căn phòng cũ kĩ tại khuôn viên ĐH Thể dục Thể thao TP.HCM.
Nguyễn Thị Thanh Huyền nỗ lực băng về đích tại SEA Games 2001. (ảnh do nhân vật cung cấp). |
Chiếc huy chương vàng đầu tiên trong sự nghiệp đến với Huyền vào ngày 8/3/1997 trong cuộc đua xe đạp giải Báo Phụ Nữ, và kể từ đó cô luôn có huy chương trong bất kì cuộc thi nào mà cô tham gia. Bước ngoặt của sự nghiệp là khi cô gái nhỏ bé chỉ nặng 45kg đã lựa chọn môn xe đạp địa hình nhiều vất vả, nguy hiểm. Cô lựa chọn ngoài vì tình yêu với thể thao còn là vì say mê chinh phục những đỉnh cao của sự nghiệp.
Huyền trở thành một trong những vận động viên xe đạp địa hình đầu tiên của Việt Nam, được tập huấn để dự SEA Games 20, năm 1999, tại Brunei. Lúc này, Huyền chỉ được làm quen và tập luyện vài tháng trước khi vào giải, bạn đồng hành của Huyền khi ấy là chiếc xe địa hình cũ kỹ.
Huyền kể lại: “Hồi ấy, tuổi trẻ và những khát khao chiến thắng làm mình không biết điều đó là cực khổ. Những ngày tập huấn trên Đà Lạt, khi xe leo mép đồi, người và xe liên tục bị ngã xuống rãnh sâu. Mình phải nằm chịu trận tại chỗ, chờ đồng đội đi qua để kéo lên. Chiếc xe cà khổ mỗi lần đổ dốc phát ra những tiếng “cạch, cạch” như xe tăng. Những mệt mỏi trong tập luyện có khi trở thành những tiếng thở hổn hển khiến con bò ăn cỏ gần đó nghe thấy mà phải sợ hãi, chạy đi chỗ khác”.
Ý chí sắt đá đã giúp Huyền chiến thắng tất cả (ảnh do nhân vật cung cấp). |
Huyền sực tỉnh và lao lên, lần lượt vượt qua từng đối thủ, vượt qua 24km đèo dốc, cán đích đầu tiên và hơn người về nhì tới 7 phút. Tấm huy chương vàng đầu tiên của xe đạp Việt Nam trong các kỳ SEA Games, chiếc xe màu vàng và người thầy người Nga tận tụy được Huyền nhớ như in và coi đó là một trong những kỷ niệm đẹp nhất cuộc đời mình.
Đằng sau những vinh quang
Những chiến thắng trong sự nghiệp không làm cho cuộc sống của Nguyễn Thị Thanh Huyền trở nên dễ dàng. Không như các môn thể thao được phổ biến như: bóng đá, bóng chuyền, quần vợt, điền kinh…, môn xe đạp địa hình không có được sự quan tâm đúng mức, cho dù thành tích và vinh quang của môn này mang lại chẳng kém gì các môn khác.
Huyền chia sẻ: “Những năm tháng làm vận động viên thực sự rất khó khăn. Những khổ ải trong tập luyện luôn đi đôi với những chật vật trong cuộc sống. Để được thành tích, vận động viên cần ăn uống, cần có được điều kiện thể lực tốt nhất. Nhưng vận động viên xe đạp thì đâu có dư dả gì. Tiền lương, thưởng, bồi dưỡng còn không đủ mua thuốc đắp chân. Đó là chưa kể đến việc có một chút thành tích thì lại nhận về sự dè bỉu, ganh ghét, cho rằng bị bệnh “ngôi sao” của những bạn đồng nghiệp”. Bằng những nỗ lực của mình, Huyền vẫn vượt qua những thử thách dù cho có phải trải qua rất nhiều những khó khăn ngoài chuyên môn.
Huyền bên những người bạn mới cùng Khoa Báo chí (ảnh: Bá Hùng). |
Giành thêm 2 Huy chương vàng SEA Games 21 và 22, năm 2003, Huyền có ý định giã từ sự nghiệp xe đạp. Cô được tuyển thẳng vào Bộ môn Thể dục dụng cụ trường Thể dục Thể thao TP.HCM. Huyền lấy chồng, sinh con đầu lòng và tưởng chừng như sẽ không bao giờ trở lại đường đua với tư cách vận động viên nữa.
Sự động viên của các lãnh đạo bộ môn xe đạp làm những khát khao chiến thắng của Huyền trỗi dậy sau 4 năm vắng bóng. Cô trở lại tham gia SEA Games 24 năm 2007 mặc dù không nhận được nhiều lắm sự tin tưởng của giới chuyên môn. Và chiến thắng vẫn đến như một thói quen, Huyền vẫn trở thành Nhà vô địch. Sau chiến thắng ấy, Huyền lại được ca ngợi, được tôn vinh. Cô lại trở về căn phòng cũ kỹ trong khuôn viên ĐH Thể dục Thể thao TP.HCM với hạnh phúc gia đình và nhận về sự đãi ngộ không đáng kể.
Góc cuộc sống mới của Huyền
Những mất mát lại đến khi người chồng đột ngột qua đời để lại Huyền và hai con nhỏ. Huyền vẫn đứng dậy, vẫn vươn lên và vẫn phải vượt qua theo cách của mình.
Tốt nghiệp ĐH Thể dục Thể thao TP.HCM, Huyền trở thành sinh viên khoa Báo chí & Truyền thông, Đại học KHXH&NV TP.HCM. Vừa làm công tác huấn luyện cho xe đạp Bình Dương, vừa là sinh viên, Huyền lại gặp thêm nhiều khó khăn mới. Khi được hỏi vì sao lại chọn ngành báo chí, Huyền bộc bạch: “Ngay từ nhỏ, mình đã có khát khao được học đại học. Những năm tháng còn thi đấu, tiếp xúc với nhiều nhà báo, thấy họ rất giỏi, mình ngưỡng mộ lắm”. Kết thúc những vinh quang, Huyền vẫn say mê với các bài thuyết trình, vẫn nỗ lực trong từng bài viết cộng tác cho các trang báo thể thao, những bài viết như được dứt từ ruột gan để thành câu chữ.
Sau những chiến thắng trong thể thao, Huyền lại tiếp tục niềm khát khao tri thức của mình với vai trò sinh viên ngành báo chí |
Góc cuộc sống mới của Huyền bây giờ ngoài những ngày tháng tập trung cho huấn luyện và học tập là những giây phút được sống lại với tuổi trẻ, với những người bạn trẻ cùng khoa.
Đi đâu Huyền cũng mang theo một chiếc máy ảnh để có thể thực tập việc tác nghiệp và ghi lại những khoảnh khắc cuộc sống trên khắp đất nước khi cô theo chân những đoàn đua với tư cách huấn luyện viên.
“Khi cuộc sống khó khăn, bao giờ cũng sẽ có một lối thoát”, lời chỉ bảo của chuyên gia người Nga Yuri Dimitev năm nào là kim chỉ nam dẫn Huyền đứng dậy và bứt phá. Khi đã tạm xa những chiến thắng màu vàng, những tấm huy chương được làm từ mồ hôi, nước mắt và cả xương máu, Huyền xứng đáng được nhận một tấm huy chương vàng nữa cho nghị lực và ý chí sắt đá của mình.
Theo Zing