"Bố/mẹ xin lỗi"
Mọi đứa trẻ đều không muốn bị đổ lỗi, nhất là khi cha mẹ hiểu sai về mình. Đằng sau đó là sự mong mỏi của đứa trẻ đối với lời "xin lỗi" của cha mẹ. Điều đó chứng minh rằng chúng xứng đáng được yêu thương.
Tuy nhiên, khi câu nói "Bố/mẹ xin lỗi" được cha mẹ giấu nhẹm đi thì nỗi đau nội tâm của trẻ cũng đang tích tụ từng chút một với những cảm xúc như tức giận, buồn bã, bất bình.
Khi cha mẹ nhận thấy lời nói và hành động của mình đã khiến con cái hiểu lầm thì nên xin lỗi kịp thời. Ngoài việc kịp thời làm rõ những hiểu lầm, thì việc một người dám nhìn nhận lỗi lầm sẽ trở thành hình ảnh làm gương, có tác động tích cực và tốt đẹp đối với trẻ.
"Bố/ mẹ xin lỗi" tuy chỉ có ba chữ nhưng thông điệp của nó lại rất hữu ích với tâm hồn của con trẻ và gây dựng tình cảm, hiểu biết, sự chân thành giữa cha mẹ và con cái.
"Điều này sẽ không bao giờ xảy ra nữa"
Khi cha mẹ nhận thấy lời nói và việc làm của mình đã gây tổn hại lớn đến con cái thì cần nói ngay với con cái một cách kiên quyết rằng: "Điều này sẽ không bao giờ xảy ra nữa".
Nhiều người đã trải qua tâm lý này trong thời thơ ấu, khi bố mẹ gây ra những tổn thương về mặt tâm lý song không có lời giải thích hoặc giải toả từ bố mẹ.
Điều mà trẻ em thường mong muốn là có thể giao tiếp với cha mẹ một cách bình đẳng và chân thành. Tuy nhiên, mặc dù cha mẹ có vẻ chiếm thế thượng phong trong mối quan hệ song họ không biết rằng, trái tim của trẻ đã rơi xuống đáy.
Nếu "Bố/mẹ xin lỗi" là một viên thuốc, thì câu nói: "Điều này sẽ không bao giờ xảy ra nữa" cũng là một viên thuốc bổ. Khi một đứa trẻ bị thương, sức nặng của câu nói này như một sự sửa chữa cần thiết vết thương và mang đến cho nó sự hy vọng.
"Bố/mẹ yêu con"
"Bố/mẹ yêu con", đây là câu mà bao người con mơ ước được nghe từ cha mẹ, song nó là câu nói mà nhiều bậc cha mẹ dù muốn bày tỏ nhưng lại chôn chặt trong lòng.
Khi một đứa trẻ bị thương, đặc biệt là khi đứa trẻ cảm thấy mình đã làm sai hoặc gây ra rắc rối, chúng thường lo lắng và sợ rằng cha mẹ sẽ không yêu thương mình nữa. Lúc này là lúc nó trở nên yếu đuối nhất, hãy dùng tình yêu để đối xử tốt nhất với con bạn và đừng bỏ lỡ câu "Bố/mẹ yêu con", để giữ cho con mình không trôi vào cảm xúc tồi tệ và đánh mất mình.
"Bố/mẹ tự hào về con"
Có bao nhiêu người con phấn đấu cả đời chỉ để có được sự khẳng định của cha mẹ.
Khi trái tim của một đứa trẻ mỏng manh, nó cần sự khẳng định kịp thời của cha mẹ. Nếu trẻ luôn không nhận được sự khẳng định và khích lệ của cha mẹ, ngoài việc đập phá đến cùng để chứng tỏ bản thân, trẻ còn có thể đi đến cực đoan, bỏ cuộc hoặc đập phá.
Thông điệp của câu "Bố/mẹ tự hào về con" là sự ghi nhận của bố mẹ về sự chăm chỉ và cống hiến, những thành tích và sự tiến bộ của con. "Bố mẹ thấy rồi, con thật tuyệt! Sự khẳng định này là cách mà cha mẹ cần truyền cho con cái niềm tin vào bản thân mình.
Hầu hết các bậc cha mẹ đều có những kỳ vọng và yêu cầu đối với con cái của họ. Khi con họ không đáp ứng được kỳ vọng của mình, họ có thể cáo buộc, thiếu kiên nhẫn và thất vọng. Điều đó khiến trẻ nghĩ rằng: "Nếu con không đủ tốt, bố mẹ sẽ không yêu con" .
Đối với trẻ em, lớn lên trong tình yêu thương có điều kiện, chúng thường cảm thấy tổn thương và tự vấn liệu cha mẹ có yêu mình không. Vì vậy, câu nói "Bố mẹ tự hào về con" nên để trẻ hiểu rằng, đó là tự hào về phẩm chất, sự chăm chỉ và tiến bộ của trẻ chứ không chỉ vì kết quả và thành tích.
"Bố mẹ sẽ không bao giờ rời xa con"
Khi bị thương trẻ thường có tâm lý sợ hãi, lo lắng, lo lắng cha mẹ sẽ bỏ rơi mình, tâm trạng này có ngay từ khi trẻ còn rất nhỏ.
Một đứa trẻ được 6 tháng tuổi, mối quan hệ gắn bó sẽ được thiết lập với người mẹ (hoặc người chăm sóc ban đầu). Khi không thấy bóng dáng người mẹ, đứa trẻ sẽ khóc và có cảm giác bị bỏ rơi. Nếu mối quan hệ gắn bó giữa mẹ và con không được xử lý trong giai đoạn đầu, nó sẽ để lại một tổn thương cho đứa trẻ. Trong tương lai, khi việc xảy ra lần nữa, đứa trẻ sẽ lại có cảm giác bị mẹ bỏ rơi, và nó sẽ rất đau lòng.
Là cha mẹ, bạn nên để con mình trải nghiệm cảm giác được chăm sóc bằng tình yêu thương. "Mẹ sẽ không bao giờ rời xa con" là một câu nói xoa dịu mọi chấn thương. Trong một khung cảnh thoải mái, hãy để đứa trẻ sửa chữa những tổn thương bắt nguồn từ thời thơ ấu bằng một trải nghiệm tích cực.
"Bố mẹ sẽ không bao giờ rời xa con", là một sự đồng hành và quan tâm đầy thiêng liêng của bố mẹ với con cái. Khi cảm nhận được đầy đủ tình yêu đó từ cha mẹ, nó sẽ chuyển hóa thành một loại sức mạnh trong trái tim của mỗi người con, đi theo và sưởi ấm con trong suốt hành trình của cuộc đời.
Cậu bé bụi đời thành thạc sĩ nhờ lời hứa 'ngược đời' của ni sư
Bên cạnh cho trẻ có một mái ấm tràn ngập tình yêu thương, ni sư Thích Diệu Nhân (trụ trì chùa Yên Ninh, Ninh An, Hoa Lư, Ninh Bình) còn chú trọng dưỡng dục trẻ.
Theo Gia đình và Xã hội