Theo lời giới thiệu của một số cửa hàng hải sản, cua pha lê Úc được đánh giá là một trong những loại cua ngon nhất thế giới. Dù mức giá không hề rẻ nhưng muốn mua, phần lớn các “thượng đế“ mê món lạ đều phải đặt hàng từ trước.
Gần đây, thị trường hải sản nhập khẩu lại sôi động với sự xuất hiện của cua pha lê Úc. Loại cua này có kích cỡ lớn, từ 1,5kg - 2,5kg/con.
Cua pha lê có mai to, màu trắng trong như một khối pha lê dưới đáy đại dương. Chúng sống ở sâu dưới đáy đại dương và phân bố chủ yếu ở khu vực các vùng biển hoang sơ ở Tây Úc.
Cua pha lê được đánh bắt ở bờ Tây Australia trên vùng biển Ấn Độ Dương nơi có độ sâu 300 - 1.200m, nhiệt độ 5-8 độ C.
Môi trường sống chủ yếu ở cát, bùn, nước trong xanh nên nó có màu trắng và dù bạn làm món nào đi nữa, nấu kiểu gì đi nữa thì vỏ cua vẫn không đổi màu. Vỏ vẫn màu trắng nguyên thủy khác hẳn với các loại cua khác đều đổi màu cam đỏ khi bị nấu chín..
Cua pha lê có chất thịt hoàn toàn mới lạ có màu trắng với phần xớ thịt rất chắc, ngọt ngon đón khó cưỡng lại được, chỉ dành cho các vị khách sang trọng cao cấp để thưởng thức. Các món ăn chế biến từ cua Pha lê Úc như hấp bia, hấp sả, nấu lẩu, nướng, cháy tỏi,…
Cua Pha lê sống rất dai do đó có thể xuất khẩu đi được nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, số lượng cua khai thác vẫn được kiểm soát chặc chẽ, vì đảm bảo tính bền vững của loài cua này.
Chia sẻ về loại cua nhập khẩu này, chủ một cửa hàng hải sản ở TP HCM cho biết cua pha lê hiếm khi dư. Hàng nhập về chỉ đủ để trả cho các đơn đã đặt trước đó. Do có giá khá đắt nên số lượng khách lẻ đặt cua pha lê Úc không nhiều.
Cua pha lê có thể chế biến được nhiều món ngon nhưng ngon nhất là hấp với rượu Hoa Điêu làm cho thịt thơm ngọt hơn nhiều.
Cua pha lê Úc có nhiều ở các duyên hải Tây Úc, Nam Úc và mới được đưa vào thương trường từ năm 1997 nhưng đã nổi tiếng vì thịt cua được đánh giá là loại cua ngon nhất trong các loại cua. và thịt nhiều ở chân. Người Nhật rất thích loại cua này.
Cua pha lê được đánh bắt sống, vận chuyển về đến các nhà máy đóng gói và sau đó được vận chuyển đi khắp nơi trên thế giới theo tiêu chuẩn khắt khe của Úc (AQIS), Mỹ (FDA/HACCP) và Châu Âu EU.
(Theo Dân Việt)