Một cái Tết nữa lại sắp đến, chưa gì mà con dâu cô đã bắt đầu rào trước đón sau chuyện kinh tế khó khăn. Nó lại còn gợi ý Tết này cô nên tự làm mứt món cây nhà lá vườn. Cô lớn tuổi, ngồi nhiều đau lưng, nó là con mà không nghĩ đến điều đấy.

Chào các cháu!

Nói ra có thể các cháu thấy hơi khó tin, nhưng quả thật cô là một độc giả đã lớn tuổi của chuyên mục tâm sự này. Cô mới chỉ vô tình gắn bó và lắng nghe nhiều bạn trẻ tâm sự từ 5-6 tháng nay. Bản thân cô cũng chưa bao giờ nghĩ một ngày một bà già về hưu nhàn nhã như cô lại lạch cạch bên bàn phím gõ những tâm tư về mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu của mình.

Cô gửi gắm tâm sự ở đây vì cô biết trong mục Tâm sự này có rất nhiều cô gái tầm tuổi con dâu cô và cũng đang làm dâu làm vợ. Cô là người nhẹ nhàng, trước để chia sẻ những tâm tư tình cảm và sau là để dặn dò những ai “chưa bắt chuột đã lo ỉa bếp” như con dâu cô.

Cô chỉ có một đứa con trai độc nhất, vì thế tất nhiên cô chú chăm sóc cho con trai mình hết lòng. Con trai cô cũng lập nghiệp và đã lấy vợ. Hiện vợ chồng nó cũng đang ở với cô. Hai đứa lúc nào cũng rỉ tai cô xin cho ra riêng nhưng cô không đồng ý. Cô biết đây là mưu của con dâu chứ con trai cô đời nào muốn xa mẹ.

Con dâu cô thì chỉ tạm được vì nếu cô được phép chọn vợ cho con thì cô sẽ chọn cô gái khác. Tính nó rất ngông khiến cô nhiều lúc muốn xem nó là con gái ruột nhưng không được.

{keywords}

Cô chỉ có một đứa con trai độc nhất, vì thế tất nhiên cô chú chăm sóc cho con trai mình hết lòng. (Ảnh minh họa)

Con mình đứt ruột đẻ ra không dạy được đã đành, đến con dâu ăn nhờ ở đậu nơi nhà chồng mà cũng không bảo ban được thì cô thấy đau khổ và đáng giận vô cùng.

Con dâu cô vô tư quá hóa vô tâm và hiện đại quá hóa hư hỏng. Tư tưởng của nó là chia sẻ việc nhà, chồng con con lo, chồng mẹ mẹ lo. Đến ngay cả một miếng ăn nó cũng phân biệt, để chồng phần to, bố mẹ chồng phần nhỏ.

Thử hỏi, thế ai đẻ chồng nó ra cho nó lấy? Thậm chí nó mua 30 chục quả bưởi Diễn về để trong phòng ăn dần. Cô đi ngang qua, thấy con dâu đang bổ bưởi ăn cũng chẳng được con dâu mời rơi mời vãi lấy một câu. Cô mắng mãi con dâu vẫn chứng nào tật nấy.

Mới chân ướt chân ráo bước chân về nhà chồng, con dâu cô đã ngang nhiên chỉ đạo phân công: “Mẹ ở nhà nên đi chợ nấu ăn, tối đi làm về con dọn dẹp. Cuối tuần thì thuê người tổng vệ sinh, chi phí chia đôi ạ”.

Nghĩ có đáng giận không? Nó chỉ đáng là con mình chứ không cùng vai phải lứa để ăn nói ngông nghênh như thế. Đi làm dâu, lấy con trai người khác, ở nhà người khác rồi mà không muốn làm con, chỉ chực nhảy lên mà làm mẹ chồng.

Sao mà cô thấy con dâu người náo bây giờ cũng ngông và không bằng một nửa lớp phụ nữ như cô ngày xưa. Phải luôn luôn đặt bố mẹ chồng cao hơn bản thân và cả bố mẹ ruột, phải sống làm sao để được lòng nhà chồng chứ.

Sự nghiệp của phụ nữ đâu là gì xa xôi mà chính là thiên chức làm vợ, làm dâu, làm mẹ. Đàn ông và đàn bà mỗi người một “mặt trận”, đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm. Nếu có ra ngoài xã hội có làm chức này chức nọ thì khi về nhà cũng chỉ mãi nhỏ bé với thiên chức này thôi.

Buồn hơn là con dâu cô còn rất kẹt xỉn. Nó về nhà chồng hai năm rồi đấy nhưng nào đã lo cho mẹ chồng một miếng ăn một tấm áo cho tươm tất. Đồng tiền của nó to bằng trời, có vào mà không có ra.

Làm cha mẹ ai cũng mong con thành đạt và có gia thất để sớm được báo hiếu. Con trai cô rất hiếu thảo nhưng vợ nó thì chỉ giỏi báo đời. Những lễ lạt trong năm, nhất là Tết, không chỉ riêng cô mà bố mẹ nào cũng mong con cái thể hiện.

Trước đây, con trai cô rất chu đáo, tặng quà và tiền cho mẹ mỗi Tết đến. Nhưng từ khi cưới vợ, các khoản này bỗng kém hẳn đi. Vì con dâu cô thì ki bo mà con trai cô thì lại ngu ngơ nghe lời vợ hơn mẹ.

Tết năm ngoái con dâu cô đưa mỗi 8 triệu, mà nhà thì 4 người, tính ra mỗi người ăn Tết được 2 triệu. Số tiền này chẳng bằng một nửa số tiền vợ chồng già nhà cô bỏ ra để tiêu Tết.

Con dâu đã đưa tiền Tết ít như vậy nhưng nó lại tính toán bắt cô mua làm sao cho vừa khít với số tiền ấy không dư ra một đồng. Nó còn câng câng trơ mặt lên bảo: "Mẹ mà cứ tiêu quá các khoản thì mẹ đi mà 'đền đạn'. Vợ chồng con không bỏ ra một đồng nào nữa đâu".

Tiền Tết đã vậy, quà riêng của bố mẹ chồng cũng không có nốt. Con dâu bảo tiền ấy là quà rồi, đầu năm thì lì xì thêm bao đỏ nho nhỏ 50 ngàn đồng tượng trưng thôi.

Cô ngẫm đến đứa cháu của cô mới chỉ là sinh viên đi làm thêm cũng đã mừng tuổi cô 500 đồng. Đằng này con dâu đi làm lương tháng hơn chục triệu, chỉ phải đóng góp 3 triệu tiền ăn mỗi tháng mà chỉ xòe ra phong bao lì xì mỗi từng đó tiền. Đúng là cha mẹ nuôi con biển trời to lớn, con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày. Nó sống thế thì cô xem nó là con cái trong nhà sao được?

Con dâu đưa tiền mà thái độ xấc xược như người bố thí. Sau đó, nó cáo bận công việc cũng không đưa cô đi mà để cô tự bắt xe ôm đi. Sau đó, ở công ty làm việc, nó cứ chỉ đạo từ xa qua điện thoại cho mẹ chồng. Nào là: "Mẹ ơi, mua mứt gừng", "Mẹ ơi, mua chân giò muối"...

Cuối năm chen chân đi mua hàng lại về còn phải theo ý con dâu, tự nhiên cô thấy mình ngu quá khi vô tình để nó cưỡi lên đầu như thế. Trật tự trong nhà cô như bị nó làm đảo lộn. Nó chưa làm dâu đã đòi làm mẹ chồng.

Khó chịu nhất là con dâu cô còn có ý xem cô là người giúp việc. Nhà cô cuối tuần và cuối năm thường thuê người về tổng vệ sinh. Nhưng nó bảo nếu cô làm được thì nó sẽ đưa một nửa số tiền ấy, coi như là người có công kẻ có của. Thế hóa ra nó là chủ gia đình, còn cô là giúp việc hưởng lương à?

{keywords}

Một cái Tết nữa lại sắp đến, chưa gì con dâu cô đã bắt đầu rào trước đón sau chuyện kinh tế khó khăn rồi. Nó lại còn gợi ý Tết này cô nên tự làm mứt món cây nhà lá vườn để vừa an toàn vừa tiết kiệm (Ảnh minh họa)

Thấy lại một năm nữa sắp sửa trôi qua, tôi cũng thi thoảng giục giã chuyện con dâu nên có bầu để chúng tôi có cháu bế bồng. Nhưng con dâu cứ lờ tịt đi, chẳng thèm báo cáo lại tại sao lại chưa muốn sinh con. Nó cứ im như thóc đến là bực. Có lúc thì nó bảo nhẹ nhàng nhưng như tát vào mặt mẹ chồng: "Sinh con lúc nào là chuyện của vợ chồng con". Cô không hiểu các cô con dâu bây giờ dựa vào vị thế gì mà chẳng nhìn lại bản thân và hỗn láo với mẹ chồng như vậy.

Một cái Tết nữa lại sắp đến, chưa gì con dâu cô đã bắt đầu rào trước đón sau chuyện kinh tế khó khăn rồi. Nó lại còn gợi ý Tết này cô nên tự làm mứt món cây nhà lá vườn để vừa an toàn vừa tiết kiệm. Cô lớn tuổi, ngồi nhiều đau lưng, nó là con mà không nghĩ đến điều đấy. So với việc tiết kiệm vài đồng thì sức khỏe của mẹ chồng phải quan trọng hơn chứ?

Năm nay cô không biết phải làm sao để nó chịu đưa nhiều tiền hơn và biết phép tặng quà cho bố mẹ chồng? Chứ đẻ được mỗi anh quý tử mà có con dâu như thế thì uất ức quá. Hay gần Tết rồi, vợ chồng già này cứ tống khứ 2 đứa ra ở riêng cho nhẹ nợ?

(Theo Pháp luật Xã hội)