Đại gia lỗ trăm tỷ

CTCP Đại Nam liên tục thua lỗ lớn trong những năm gần đây. Theo số liệu, trong giai đoạn 2016-2019, doanh thu của Đại Nam dao động từ 370-450 tỷ đồng/năm. Với giá vốn hàng bán rất thấp, tỷ suất lãi gộp của Đại Nam lên đến trên 90% doanh thu. Tuy nhiên trừ đi các chi phí liên quan khác, công ty vẫn lỗ lớn: trong đó năm 2017 và 2019 lỗ trên 100 tỷ đồng.

Liên tục lỗ lớn dẫn đến vốn chủ sở hữu đến cuối năm 2019 đã xuống -195 tỷ đồng. Cũng tại thời điểm này, tổng tài sản của Đại Nam đạt gần 4.500 tỷ và nợ dài hạn hơn 3.900 tỷ đồng.

{keywords}
Ông Dũng lò vôi 

CTCP Đại Nam do doanh nhân Huỳnh Uy Dũng - còn được gọi là Dũng "lò vôi" - dự án khởi công từ năm 1999 và mất ròng rã 9 năm để có thể mở cửa đón khách lần đầu tiên, siêu dự án Đại Nam tiêu tốn của chủ đầu tư đứng sau tới 6.000 tỷ đồng.

Theo giới thiệu, dự án này được thiết kế hoàn toàn bởi ông Huỳnh Uy Dũng, từ phối cảnh, bản vẽ cho đến chỉ đạo công việc xây dựng. Khu du lịch Đại Nam hiện có nhiều địa điểm thăm quan đa dạng như đền thờ (9 ha), vườn bách thú (12,5 ha), biển nhân tạo (21,6 ha), khu vui chơi giải trí (50 ha), trường đua (60 ha)...

Cuộc đời doanh nhân như hình sin

Chủ tịch Vinamit - Nguyễn Lâm Viên cho rằng, một doanh nhân thường trải qua 3 lần rơi xuống đáy và 3 lần có vị thiên thần kéo mình lên.

“Cuộc đời của một doanh nhân giống như hình sin, đi lên rồi phải đi xuống. Cuộc đời doanh nhân không bao giờ là đường thẳng, chúng ta không được mơ mộng hão huyền về việc đó. Mình phải nhớ rằng cần bình thản khi đang ở đỉnh cao và bình tĩnh khi đang xuống dốc”, Chủ tịch Vinamit nhắn nhủ.

“Khi đã rớt xuống đáy thì mình phải liều để đi lên. Nếu trong lúc rớt xuống mà còn cố bám víu vì tình cảm, vì danh dự, vì sĩ diện thì sau đó sẽ không còn sức nữa. Nên thừa nhận rủi ro của mình, chấp nhận thất bại, đối mặt với nó, cho nó rớt xuống đúng cái đáy thì khi ấy, dẫu gì đi chăng nữa chúng ta vẫn còn sức để đi lên.

Cũng phải luôn luôn chuẩn bị, dưỡng sức khỏe để cho dù rớt xuống đáy vẫn có sức để đi lên bằng đôi bàn tay, đôi chân của mình. Đó chính là ý chí, sự kiên cường của doanh nhân.”

Minh Phú (MPC) sẽ kháng cáo lên Toà quốc tế

Cơ quan Hải quan và Biên phòng Mỹ (CBP) đã đưa ra kết luận có đủ bằng chứng cho thấy MSeafood Corporation (MSeafood) - chi nhánh của Thuỷ sản Minh Phú (MPC) vi phạm luật thương mại của Mỹ khi sử dụng tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Ấn Độ để tránh thuế chống bán phá giá của Mỹ. Theo đó, sản phẩm tôm xuất khẩu bởi Minh Phú từ Việt Nam đến Mỹ sẽ phải chịu lệnh thuế chống bán phá giá như tôm Ấn Độ.

Theo MPC, trước đó Công ty đã hợp tác toàn diện với cuộc điều tra và chứng minh rõ cách xử lý và tách biệt những lô tôm có xuất xứ Việt Nam và tôm có xuất xứ Ấn Độ trong dây chuyền sản xuất, đảm bảo chỉ có tôm Việt Nam mới xuất đi Mỹ. Tuy nhiên, CBP không sang Việt Nam và không thực hiện việc thẩm tra tại thực địa. Thay vào đó, CBP thiết lập tiêu chuẩn đánh giá riêng về phân tách tôm và yêu cầu MPC phải sử dụng phương pháp này, không chấp nhận phương pháp doanh nghiệp đã sử dụng 4 năm qua.

Đồng thời, MPC cũng khẳng định từ cuối tháng 7/2019 đã ngưng hoàn toàn việc nhập tôm nguyên liệu từ Ấn Độ. Hiện tại, MPC đã đầu tư mô hình nuôi tôm Công nghệ cao tại 2 vùng Minh Phú Kiên Giang (600 hecta) và Minh Phú Lộc An (300 Hecta).

Ngoài ra, trong nhiều năm qua, Công ty cũng đã thiết lập mạng lưới liên kết và cung ứng tôm khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và Tây Nam Bộ, với đa dạng mô hình nuôi tôm bền vững, như 100.000 hecta nuôi tôm công nghiệp, 25,000 hecta nuôi tôm sinh thái rừng ngập mặn, cùng hơn 10.000 hecta diện tích nuôi Tôm-Lúa.

{keywords}
Đại gia hải sản 

Vinaconex lãi đột biến hơn 1.000 tỷ sau thuế

Tổng công ty cổ phần XNK và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3/2020 lãi đột biến 1.037 tỷ đồng sau thuế, gấp 4 lần cùng kỳ năm trước nhờ bán cổ phần tại một loạt dự án trong đó có Bắc An Khánh.

Theo đó, các mảng hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Vinaconex đều giảm mạnh trong kỳ. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ quý 3 giảm gần 45% cùng kỳ năm trước, đạt 1.270 tỷ, luỹ kế 9 tháng đạt hơn 3,800 tỷ, giảm 39% cùng kỳ 2019.

Biên lợi nhuận gộp cải thiện đáng kể, quý 3 đạt 22,5% và 9 tháng đạt 15,2%, con số này cùng kỳ 2019 đạt lần lượt là 18,6% và 14,8%.

Do bán một loạt dự bán trong kỳ, đáng chú ý nhất là việc chuyển nhượng 50% cổ phần tại liên doanh An Khánh JSC đã giúp Vinaconex ghi nhận doanh thu tài chính trong kỳ 2.185 tỷ, luỹ kế 9 tháng ghi nhận 2.922 tỷ, gấp 18 lần cùng kỳ năm trước.

Công ty của ông Trương Gia Bình tăng trưởng dù dịch

Trong 9 tháng đầu năm, doanh thu và lợi nhuận trước thuế (LNTT) của FPT đạt 21.164 tỷ đồng và 3.814 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 8% và 9% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế (LNST) và LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ lần lượt tăng trưởng 8% và 7%. Lãi cơ bản trên cổ phiếu đạt 3.264 đồng, tăng 7% so với cùng kỳ.

Với việc linh hoạt và chủ động ứng phó với diễn biến dịch COVID-19, FPT đã có 3 quý tăng trưởng liên tiếp, tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh ổn định trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh. LNTT trong quý 3 năm 2020 tăng 21% so với quý 1 và 8% so với quý 2.

Trong bối cảnh "bình thường mới", FPT đã triển khai nhiều hoạt động bán hàng trực tuyến, thay đổi cách tiếp cận khách hàng, giúp tạo thêm nhiều khách hàng tiềm năng. Nhờ vậy, riêng trong quý 3, tổng giá trị hợp đồng ký mới của Khối Công nghệ tăng trưởng 48% so với cùng kỳ.

Trong đó, mảng dịch vụ CNTT nước ngoài, giá trị hợp đồng ký mới trong 9 tháng đầu năm đạt 9.595 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ. Mảng dịch vụ CNTT trong nước sau thời gian bị ảnh hưởng do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 đã liên tục ghi nhận các hợp đồng mới trong các tháng gần đây.

Bảo Anh (Tổng hợp)