Ngày càng có nhiều người phải đương đầu tình trạng hậu Covid-19 với chứng sương mù não (mất tập trung, hay quên), lo lắng, trầm cảm.

Bệnh Alzheimer, Parkinson và chấn thương não có thể thay đổi hành vi của con người. Hiện tại, Covid-19 dường như cũng gây ra điều này.

Không lâu sau khi đại dịch bắt đầu, giới chuyên môn nhận ra Covid-19 không chỉ nhắm vào phổi mà còn cả tim, não và các cơ quan quan trọng khác.

Tác động lên não đặc biệt khó hiểu. Một số bệnh nhân nhập viện trong tình trạng trầm cảm nặng, ảo giác và hoang tưởng.

Các nhà khoa học ngày càng tin rằng tình trạng viêm đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động của não. Cơn bão cytokine có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch chống lại chính cơ thể, gây tổn thương vĩnh viễn hoặc phá hủy các tế bào não.

{keywords}

Ảnh minh họa: Nationalworld

Ngoài phổi, não, tác động lên tim mạch là tình trạng phổ biến kéo dài tới 1 năm ở nhiều bệnh nhân Covid-19.

Bà Michelle Wilson, 65 tuổi, nhiễm Covid-19 vào tháng 11/2020. Chỉ có các triệu chứng nhẹ nên bà trở lại công việc y tá ở thành phố St. Louis (Mỹ) vào đầu tháng 12.

Đó là khi các vấn đề ở tim của bà xuất hiện. Bà Wilson kể: “Khi thức dậy vào một buổi sáng, tôi bị đau ngực dữ dội”.

Khi đi khám, bà Wilson phát hiện có các vấn đề liên quan tới tim, trong đó có huyết áp cao. Trước đó, bà chưa có tiền sử bệnh này.

Covid-19 dường như khiến bệnh nhân có nguy cơ mắc các vấn đề về tim trong ít nhất một năm sau khi nhiễm bệnh.

Nghiên cứu công bố đầu tháng 2 trên tạp chí Nature Medicine ghi nhận, Covid-19 làm tăng khả năng nhịp tim bất thường, cục máu đông ở chân và phổi.

Covid-19 cũng làm tăng nguy cơ suy tim lên 72%, đau tim lên 63% và đột quỵ lên 52% - ngay cả ở những người có triệu chứng nhẹ.

Nhóm của Tiến sĩ Ziyad Al-Aly đã kiểm tra tỷ lệ các vấn đề về tim của hơn 150.000 ca Covid-19 trong vòng một năm sau khi mắc bệnh. Những người này đã nhiễm bệnh trước khi có vắc xin nên chưa rõ các mũi tiêm có thể thay đổi kết quả hay không.

Tình trạng tim mạch được so sánh với nhóm đối chứng 5,6 triệu người không nhiễm Covid-19.

Các bác sĩ ở tuyến đầu điều trị Covid-19 cho rằng tiêm vắc xin làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim vì làm giảm nhiễm trùng Covid-19 nói chung.

Tiến sĩ Steve Nissen, bác sĩ tim mạch tại Phòng khám Cleveland, cho biết: “Tôi đã chăm sóc những bệnh nhân có vấn đề về tim sau khi nhiễm Covid-19. Phần lớn chưa được tiêm chủng".

Tình trạng Covid-19 dường như làm tăng nguy cơ lâu dài các vấn đề tim mạch không có gì đáng ngạc nhiên đối với các bác sĩ. Các loại virus khác, chẳng hạn như cúm, từ lâu đã được biết có ảnh hưởng tương tự.

Các vấn đề về tim ở bệnh nhân Covid có thể xuất hiện thường xuyên hơn vì virus lây lan quá nhanh.

Một nghiên cứu về bệnh nhân Covid-19 đã hồi phục ở Đức cho thấy 78% số ca có bất thường về tim. Theo một phân tích của Thụy Điển, nguy cơ đau tim và đột quỵ tăng lên sau khi nhiễm Covid-19.

Bà Wilson đã phải chịu đựng tình trạng nhịp tim bất thường kéo dài. "Mọi chuyện tồi tệ đến mức khi nằm xuống, tôi không thể ngủ được", bà tâm sự. Bà gần như phải ngủ ngồi trong nhiều tháng.

Các bác sĩ hiện đang theo dõi sức khỏe của bà để tìm dấu hiệu suy tim.

An Yên (Theo Mirror, NBC)

Biến đổi bất thường trong sữa người mẹ nhiễm Covid-19

Biến đổi bất thường trong sữa người mẹ nhiễm Covid-19

Sữa người mẹ chuyển sang màu xanh có khả năng do tác động của các kháng thể chống virus SARS-CoV-2.