Đại tá Tạ Đức Thanh, Đoàn trưởng Đoàn 338 cùng đại diện lãnh đạo Đoàn Kinh tế Quốc phòng 338, tiền thân là Sư đoàn 338 tham gia cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc tại mặt trận Lạng Sơn giai đoạn 1979 - 1989 đã trao huy hiệu hơn 1.600 cán bộ chiến sỹ tham gia chiến dịch.

Đoàn 338 cũng truy tặng 50 huy hiệu cho 50 cựu chiến binh Sư đoàn 338 có thành tích chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. 

{keywords}
Đại tá Tạ Đức Thanh (Đoàn trưởng Đoàn 338, đứng giữa) trao huy hiệu cho các cán bộ, chiến sỹ 

Trưởng ban liên lạc hội Cựu chiến binh Sư đoàn 338 Nguyễn Quang Trung xúc động: “Đây là món quà tinh thần vô cùng ý nghĩa đối với các cựu chiến binh Sư đoàn 338 tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc”.

{keywords}
Đoàn 338 trao huy hiệu cho thân nhân liệt sỹ 

Sư đoàn 338 được thành lập ngày 11/12/1956, là Sư đoàn bộ binh cơ động của Bộ Quốc phòng, tiền thân là các đơn vị ra đời và chiến đấu trên chiến trường Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp tập kết ra Bắc.

Cuối năm 1978, khi cuộc chiến biên giới sắp nổ ra, Sư đoàn được xây dựng thành sư đoàn bộ binh chiến đấu và điều về Quân khu 1, đảm nhiệm phòng thủ trên hướng biên giới Đình Lập - Quảng Ninh (nay thuộc tỉnh Lạng Sơn).

Từ năm 1999, Bộ Quốc phòng ra quyết định chuyển Sư đoàn 338 thành Đoàn 338 xây dựng Khu kinh tế - Quốc phòng Mẫu Sơn tỉnh Lạng Sơn; tham gia cùng chính quyền địa phương xây dựng, phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh chính trị, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân. 

{keywords}
Một nữ cựu chiến binh tìm địa chỉ của đồng đội cũ

 

{keywords}
Cựu chiến binh Đỗ Xuân Trường được đồng đội cũ giúp đeo huy hiệu

Ngày 17/2/1979, cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc diễn ra trên toàn tuyến biên giới phía Bắc. Hướng Cao Bằng, đối phương sử dụng Quân đoàn 41, 42. Hướng Lạng Sơn chúng dùng Quân đoàn 54, 55 và 43.

Sư đoàn 338 đã tổ chức tiến công tiêu diệt địch trong gần một tháng không ngừng nghỉ từ ngày 17/2-13/3/1979. Chủ lực của đợt tiến công này được giao cho Trung đoàn 460, đơn vị của anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Lý Trung Phẩm sau này. 

{keywords}
300 cán bộ, chiến sỹ, cựu chiến binh đại diện cho hơn 1.600 cán bộ, chiến sỹ Sư đoàn 338 tưởng nhớ các đồng đội đã hy sinh

 

{keywords}
Đoàn văn công năm xưa của Sư đoàn nay đã là những người ông, người bà

4h sáng 18/2/1979, từ hướng Bắc Xa, lực lượng dân binh đối phương đã lấn chiếm điểm cao 889. Hướng bản Chắt, đối phương dùng pháo cối nã từ bên kia biên giới vào khu vực mốc 54, đồn tiền tiêu của ta. Hướng Nà Căng, bản Thín đối phương tiến công đánh chiếm các điểm cao 467, 549 và Nà Khan, Khải Lài (vị trí phòng ngự của Tiểu đoàn 9 Lộc Bình). Hướng Chi Ma, lực lượng đi đầu đối phương đánh chiếm điểm cao 424, Nà Phát và cho pháo binh bắn chuẩn bị vào khu vực Long Đầu, điểm cao 427…

Sư đoàn lệnh cho Trung đoàn 460 tại hướng bản Chắt nâng lên mức báo động cấp 1, chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu. Hướng Nà Căng, bản Thín do Trung đoàn 461 chiến đấu bảo vệ điểm cao 476; hướng Chi Ma - Lộc Bình, Tiểu đoàn 9 sau một ngày chiến đấu đã tập kết về bản Chu; hướng Chi Ma, Trung đoàn 123 đang tác chiến. Các lực lượng khác chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Sở chỉ huy tiền phương của Sư đoàn nhanh chóng được triển khai để chỉ huy mặt trận.

Sau 24 ngày ngoan cường chiến đấu, Sư đoàn 338 đã chỉ huy các đơn vị tổ chức đánh địch 21 trận liên tục, loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm tên địch, phá hủy vũ khí, phương tiện, hỏa lực của đối phương, giữ vững mặt trận Đình Lập và một phần huyện Lộc Bình.

Những trận chiến ác liệt nhất như trận chiến tại điểm cao 538, 540 của Đại đội 10, Tiểu đội 3, Trung đoàn 460 có thời điểm một ngày cả chục trận đánh, loại khỏi vòng chiến 900 địch.

Thái Bình

Biên giới 1979: Vòng hoa trắng nơi biên cương và lời hẹn ước dang dở

Biên giới 1979: Vòng hoa trắng nơi biên cương và lời hẹn ước dang dở

 Người chiến sĩ ấy nằm xuống, lời hẹn ước với người vợ ở quê nhà mãi mãi dang dở.