- Yêu say đắm người đàn ông có gia đình, Cẩm Nhung đã bị đánh ghen ngay giữa phố. Gương mặt tuyệt sắc một thời bị tàn phá bởi axit khiến không ai còn có thể nhận ra. 

Cái chết bi thương của 'nữ hoàng vũ trường' nức tiếng Sài Gòn

Sở hữu nhan sắc quyến rũ làm say đắm biết bao chàng trai, sống cuộc đời nhung lụa nhưng cuối đời, mỹ nữ nổi tiếng này lại bỏ thân nơi đất khách quê người trong tình trạng nghèo khổ, bệnh tật và đơn độc.

Vào những năm đầu của thập niên 1960, các vũ trường là nơi lui tới của tầng lớp giàu có, quyền chức. Trong số những người thường xuyên có mặt hàng đêm phải kể đến trung tá công binh Trần Ngọc Thức. 

Một đêm nọ, sau khi nhảy xong với cô gái quen hàng đêm, trung tá Thức chợt giật mình sửng sốt khi nhìn thấy một gái nhảy mới. Ông ta nhìn không chớp mắt...

Mối tình ngang trái

Trung tá Thức có tuổi đời ngoài 30. Ông là người từng trải, nếm đủ mùi ăn chơi nhưng có lẽ nhảy đầm là môn đã làm ông nghiện ngập. Ông có mặt tại vũ trường Kim Sơn hàng đêm và nhảy với tất cả các gái nhảy tại đây. Chưa có vũ nữ nào là mối ruột của ông.

{keywords}

Vị trí nhà hàng này khi xưa là vũ trường Kim Sơn.

Vậy mà chỉ một ánh mắt, ông đã ngất ngây trước sắc đẹp nghiêng nước của cô vũ nữ mới vào làm, vũ nữ Cẩm Nhung. Không chần chừ, khi bản nhạc vừa cất lên ông đưa tay mời cô ra sàn. Cả hai quấn lấy nhau và cứ thế hết bản này đến bản khác...

Từ đêm đó, mỗi lần ông đến Kim Sơn là có Cẩm Nhung kề cận. Sau đó họ có những cuộc hẹn hò, những lần đi chơi với nhau. Cách đối xử của ông làm cho Cẩm Nhung cảm phục và mặc dù thừa biết ông đã có gia đình cô vẫn sẵn lòng làm người vợ ngoài giá thú.

Cuộc tình của trung tá kéo dài nhiều tháng, thậm chí vài năm. Trong thời gian này, vợ trung tá Thức, bà Lâm Thị Nguyệt, nhà buôn chuyên bán đồng hồ Rado của Thụy Sĩ, biết chuyện và có lời khuyên chồng trở về với bổn phận. 

Thế nhưng trung tá Thức yêu Cẩm Nhung rất sâu đậm nên bao nhiêu lời khuyên giải đều vô hiệu. Bà Nguyệt tức tối và nổi cơn ghen lồng lộn. Nhiều lần bà đón đường hăm dọa, tát tai dằn mặt nhưng vẫn không làm cho Cẩm Nhung buông rời trung tá Thức...

Người đàn bà khi đã ghen trở nên mù quáng. Trong khi trung tá Thức và Cẩm Nhung mặn nồng tay trong tay thì bà Nguyệt đã âm thầm thực hiện kế hoạch đánh ghen kế tiếp. Hai tên giang hồ có số má được bà thuê với giá khá cao để thực hiện kế hoạch.

22 giờ ngày 17/7/1963, Cẩm Nhung trong trang phục lộng lẫy bước đến chiếc taxi đang chờ sẵn để đưa nàng dến vũ trường thì bất ngờ, từ bên kia đường một thanh niên tay cầm một ca chất lỏng chạy về hướng cô đang đứng. 

Chưa kịp phản ứng gì thì cô đã hứng trọn ca chất lỏng. Cô quằn quại ngã xuồng đường. Axit sunfuric đậm đặc đã đốt cháy khuôn mặt và một phần cơ thể Cẩm Nhung. Kẻ tạt axit đã nhanh chóng biến mất.

Người dân lân cận nghe tiếng kêu cứu của Cẩm Nhung chạy đến. Một người đàn ông đưa cô đến bệnh viện Đô Thành (BV Sài Gòn ngày nay) nhưng nơi đây không chữa được đành phải chuyển đến bệnh viện Grall (Nhi Đồng 2 bây giờ).

Ngay hôm sau, các báo tại Sài Gòn đưa tin về vụ đánh ghen kinh hoàng nhất từ trước đến nay khiến cho bà Trần Lệ Xuân (vợ Ngô Đình Nhu) bức xúc.

Tàn một đời hoa

Đích thân bà Trần Lệ Xuân đã đến thăm và đưa Cẩm Nhung sang nước ngoài chữa trị. Nhưng do vết thương quá nặng nên các bác sĩ ở đây cũng không thể giúp cô. 

Bà Lệ Xuân cũng hứa sẽ bao bọc Cẩm Nhung đến trọn đời. Cũng sau vụ này, tất cả các vũ trường nhận được lệnh đóng cửa bởi theo bà Xuân, đó là mầm mống làm băng hoại gia đình.

{keywords}

Trang báo cũ ở Sài Gòn viết về Cẩm Nhung (ảnh Internet)

3 tháng sau ngày xảy ra vụ việc, một phiên tòa được mở công khai để xử nhưng người gây ra thảm cảnh cho vũ nữ Cẩm Nhung. Kẻ chủ mưu là bà Nguyệt và tên tạt axit thuê phải nhận bản án 20 năm tù cho mỗi người. Kẻ đồng lõa nhận án 15 năm.

Vụ án sau đó bị đình lại rồi rơi vào quên lãng, bà Trần Lệ Xuân phải lưu vong ở nước ngoài. Mọi hứa hẹn của bà Xuân dành cho Cẩm Nhung cũng gác lại. 

Gia đình trung tá Thức đổ vỡ. Ông tiếp tục sống một cách khép kín. Vợ ông, bà Nguyệt vào chùa để sống hết những ngày còn lại.

Vụ đánh ghen vũ nữ Cẩm Nhung đã làm dấy lên nạn đánh ghen bằng axit. Theo thông kê từ các bệnh viện cho thấy chỉ riêng năm 1964 đã có hàng chục vụ đánh ghen bằng axit được chuyển đến các bệnh viện.

{keywords}
Trận đánh ghen bằng axit đã hủy hoại nhan sắc, sức khỏe của Cẩm Nhung. Ảnh internet.

Sau khi chữa lành vết thương, bộ mặt Cẩm Nhung trở nên ghê rợn. Tinh thần cô suy sụp hẳn. Trước đó sống trong hào quang nhung lụa, người đưa kẻ đón giờ phải lui vào bóng tối, Cẩm Nhung buông xuôi tất cả. 

Cô đập phá, nghiện ngập cả thuốc lẫn rượu, cuộc sống của cô không có ngày mai. Càng không may cho cô, hai người thân duy nhất là mẹ và bà vú qua đời khiến cho cô rơi vào tuyệt vọng. Bao nhiêu tài sản tích góp được lâu nay cô đem nướng vào những cuộc chơi cho quên ngày tháng.

Trở về với tay trắng, nhan sắc từ một "nữ hoàng" nay trở nên gớm ghiếc, Cẩm Nhung đã sống trong những ngày đau khổ đến tận cùng. Cô sẵn sàng xuôi tay để rơi vào lòng bất cứ một gã đàn ông nào nhưng có ai đủ can đảm gần gũi với cô?

Không còn cách nào khác, cô đành phóng tấm ảnh có cô và trung tá Thức mang trước ngực lê la khắp các đường phố Sài Gòn để khất thực. Lần đầu tiên - trước tết năm 1969, cô đến khu vực chợ Bến Thành. Ngồi bên vệ đường Lê Lợi với chiếc lon phía trước và tấm ảnh trên ngực, Cẩm Nhung bắt đầu chuỗi ngày ăn xin. Người Sài Gòn hay tin kéo nhau đến xem và giúp cô được khá nhiều. 

Nhưng rồi người đến xem và giúp đỡ Cẩm Nhung bởi hiếu kỳ và thương cảm cho phận đàn bà bớt dần. Cô phải di chuyển đến nhiều địa điểm khác trong thành phố và cuối cùng, đành phải rời Sài Gòn để có mặt tại Mỹ Thuận, xin ăn trên những chuyến phà vượt sông Tiền.

Chuyện Cẩm Nhung cũng dần phai theo thời gian. Sau nhiều năm sống lay lắt ở Mỹ Thuận không ai còn thấy Cẩm Nhung xuất hiện. Nhưng vào một ngày đẹp trời, có người thấy cô tại chùa Tam Bảo (Hà Tiên) tiếp tục cuộc sống ăn xin.

Những ngày cuối đời của Cẩm Nhung rất âm thầm và cam chịu. Tấm ảnh trước ngực không còn và rất ít người nhớ đến câu chuyện năm xưa. Cho đến một ngày đầu năm 2013, Cẩm Nhung lặng lẽ ra đi trong vòng tay của những người đồng cảnh ngộ...

Trần Chánh Nghĩa