{keywords}
Eli Baden-Lasar thực hiện dự án chụp hình 32 anh chị em cùng cha khác mẹ trong vòng 10 tháng

Những người đầu tiên tôi định chụp hình là Gus và Izzy. Em gái tôi, Ruby - người cũng được sinh ra từ tinh trùng hiến tặng - đã đi cùng tôi tới nhà họ ở ngoại ô Boston.

Hẹn gặp Gus làm tôi có cảm giác vừa thân quen vừa xa lạ. Hồi chơi với nhau ở trường chỉ là đoạn mở đầu của mối quan hệ này. Bây giờ chúng tôi lại bắt đầu lại, và lần này tôi sẽ tiếp cận cậu ấy theo một cách hoàn toàn khác.

Có những điều mà bạn không thể hiểu về một người nếu không nhìn thấy nơi mà họ đã lớn lên. Ở đó, bạn có thể thấy họ trong tình trạng dễ tổn thương nhất, bởi vì đó là cuộc sống mà họ được đặt vào, không hẳn là cuộc sống mà họ muốn xây dựng cho bản thân mình.

Tôi biết rằng mình muốn chụp hình tất cả các anh chị em của mình ở môi trường mà họ được nuôi lớn, và tôi cũng biết rằng tôi muốn những hình ảnh này phải truyền tải được sự kịch tính ngay cả khi đó chỉ là những bức ảnh trong bối cảnh sinh hoạt hằng ngày.

Tôi quyết định học cách sử dụng máy ảnh dùng phim kiểu cũ. Loại máy ảnh này đòi hỏi kỹ thuật phức tạp hơn, nhưng nó giúp bức ảnh có nhiều màu sắc và có chiều sâu hơn. Tôi muốn những bức ảnh cho thấy sự độc nhất của mỗi người thay vì những đứa trẻ được sản xuất hàng loạt.

Trong bức ảnh chụp Gus và Izzy, họ ngồi trên những chiếc ghế nhựa màu đỏ với tư thế giống như các bậc đế vương. Tôi cố tình sắp xếp một sự đối nghịch giữa chiếc ghế kiểu dành cho trẻ con với dáng vẻ của một người trưởng thành để làm nổi bật quá trình lớn lên của họ.

{keywords}
Isadora, 16 tuổi và Gus Lamb, 20 tuổi ngồi ở sân nhà.

Gus đưa tôi vào nhóm ‘chat’ mà một nửa số anh chị em của tôi tham gia. Từ đó, tôi liên hệ với những anh chị em khác cho đến khi tôi gặp đủ 32 người.

Tôi đưa Gus và Izzy tới buổi chụp hình với người tiếp theo. Đó là lần đầu tiên tôi gặp một người thân mà tôi chưa từng biết trước đó. Đột nhiên, tôi cảm thấy lo lắng hơn mình tưởng.

Khi tất cả đã ra khỏi xe, tay tôi bắt đầu run lẩy bẩy đến mức làm rơi cả chìa khóa. Tôi biết rằng mình sẽ phải trải qua cảm xúc này khoảng 30 lần nữa.

Như một cách để kiểm soát cảm xúc, ngay lập tức tôi bắt tay vào công việc, tìm vị trí chụp, cách tạo dáng, cách chụp. Chúng tôi cùng nhau đi khắp các phòng để tìm chỗ chụp, suy ngẫm trước khi đưa ra lựa chọn cuối cùng.

Khi tôi gặp Sadie - một sinh viên đại học ở Portland, Oregon, cô ấy đang sống trong căn phòng đơn ở một nhà khách nhỏ. Vì thế, chỉ có một nơi mà chúng tôi có thể chụp hình. Chúng tôi dành hầu hết thời gian để nói chuyện và nghe những bản thu âm hay nhất của hãng Motown từ chiếc loa lớn mà cô ấy mua được trên Craigslist.

Sadie bắt đầu săn lùng những món đồ trang trí nhà cửa mà chúng tôi có thể sử dụng cho những bức ảnh của mình, ví dụ như hình vầng trăng khuyết ở phía trên đầu cô ấy trong bức ảnh này.

{keywords}
Sadie Pearson, 20 tuổi trong căn hộ ở Portland, Oregan

Cô ấy cũng cho chúng tôi xem những thứ không có mặt trong bức ảnh này: những hình ảnh cá nhân, một album gồm toàn những hóa đơn mua sắm mà mọi người bỏ lại trong cửa hàng.

Lúc đó, tôi phát hiện ra rằng, rõ ràng là 90% thời gian tôi dành cho mỗi anh chị em của mình không hề liên quan tới việc chụp ảnh. Mà chúng tôi dành thời gian đó để tìm hiểu nhau, để hiểu về cuộc sống của nhau. Việc đó thì không thể vội vàng được.

Tôi từng nghe nói nhiều đến những mối quan hệ rất khó để duy trì vì chúng được xây dựng trên nền tảng mạng xã hội, tin nhắn, điện thoại. Khoảng cách về địa lý quá lớn khiến người ta xa cách. Bạn không thể thực sự hiểu được một người qua mạng xã hội. Bằng cách gặp mặt trực tiếp, sẽ chẳng có gì được che giấu.

Trong vòng 10 tháng, tôi đã đi khắp 16 tiểu bang để gặp và chụp hình 32 anh chị em của mình (một người không tham gia). Đôi khi tôi mất 1 buổi chiều, đôi khi là vài ngày.

Tôi quyết định không mang theo trợ lý mặc dù việc đó sẽ giúp tôi có những bức ảnh tốt nhất về mặt kỹ thuật.

Nhìn qua camera, tôi có một cảm giác, rằng tất cả họ đều là phiên bản của tôi, chỉ là ở những nơi khác nhau của đất nước, nhưng họ cũng là những người lạ bỗng dưng xuất hiện trước mặt tôi. Chiếc máy ảnh cho tôi một cái cớ để nhìn sâu vào họ theo cách mà nếu không có nó, cả hai sẽ cảm thấy không thoải mái và không thể được chấp nhận về mặt xã hội.

Đôi khi, tôi nhìn thấy những điều kỳ lạ của bản thân mình trong những người anh chị em của mình. Nó hoàn toàn làm xáo trộn ý thức của tôi về bản thân.

Có lần, khi nghe thấy tiếng cười của một người trong số họ, tôi dựng cả tóc gáy vì nó quá giống với tiếng cười của tôi.

Hồi tháng 12 năm ngoái, tôi đi Honolulu để gặp Kelsi Ikeda ngay tại ngôi nhà mà cô ấy đã lớn lên. Đó là nơi đầu tiên tôi phải đi bằng máy bay. Tôi nhớ về cảm giác mất phương hướng khi buổi sáng đầu tiên thức dậy trong nhà cô ấy. Trời nóng, tôi có thể cảm nhận được gió từ chiếc quạt. Nó có mùi rất khác, còn tôi thì đang nằm trên chiếc giường tầng.

{keywords}
Kelsi Ikeda, 20 tuổi, sinh viên đại học chụp tại ngôi nhà thời thơ ấu ở Honolulu

Phải mất một lúc tôi mới nhận ra mình đang ở đâu. Và lúc ấy tôi đã nghĩ rằng: Tại sao mình lại ở đây? Ai phải chịu trách nhiệm cho cảm xúc này của tôi? Ngân hàng tinh trùng? Bố mẹ tôi? Người hiến tặng? Hay chính bản thân tôi? Tôi đang làm gì ở đây? Và tôi đang cố gắng tìm kiếm điều gì? Tôi thường xuyên bắt gặp cảm giác này khi thực hiện dự án chụp ảnh các anh chị em của mình, chỉ có điều là ở những nơi khác nhau của nước Mỹ.

Tôi ở cùng gia đình của Kelsi 4 ngày - đủ để tôi có cảm tình thực sự với họ. Trong bức ảnh, cô ấy đang mặc chiếc váy của tiệc dạ hội năm cuối cấp. Thật buồn cười khi thử lại những bộ quần áo cũ. Nhưng nó đã giúp chúng tôi làm quen nhau.

Trong suốt thời gian ở cùng các anh chị em, chúng tôi đã tiết lộ cho nhau những bí mật. Mọi người thường trở nên rất trung thực khi ở cạnh một người lạ. Chúng tôi có kết nối với nhau, điều đó có nghĩa là họ tin tưởng tôi, nhưng tôi lại không phải là một người bạn tiềm năng trong tương lai mà họ cần phải gây ấn tượng. Tôi là một cái gì đó khác…

(còn nữa)

Loạt bài viết của tác giả Susan Dominus. Tác giả ảnh là Eli Baden-Lasar - cũng là nhân vật chính của loạt bài.

Sinh ra từ tinh trùng hiến tặng, chàng trai tìm thấy 32 anh chị em cùng cha

Sinh ra từ tinh trùng hiến tặng, chàng trai tìm thấy 32 anh chị em cùng cha

Tôi vẫn luôn biết rằng mình là đứa trẻ được sinh ra từ tinh trùng của người hiến tặng. Nhưng năm 19 tuổi, tôi phát hiện ra mình có các anh chị em cùng cha khác mẹ. 

Nguyễn Thảo (Dịch từ The New York Times)