- Cơn khát việc của các cửu vạn và thợ sửa xe đã được giải tỏa sau nhiều tháng ế ẩm. Trời mưa khiến nhu cầu dọn dẹp nhà cửa, thông tắc vệ sinh, sửa xe chết máy... tăng mạnh khiến cơ hội kiếm tiền của họ rộng mở.
Sống sót nhờ... thông tắc vệ sinh
Từ đầu tuần này, cảnh người thuê việc, người mặc cả giá ở các chợ laođộng Hà Nội trở nên nhộn nhịp. Dạo qua các "chợ người" nổi tiếng ở HàNội như Phùng Khoang, Ngã Tư Sở, cầu Mai Động... mới từ sớm nhưng sốlượng người ôm gốc cây, tựa cầu chờ việc ít hẳn, bởi hầu hết đã có việclàm.
Mùa mưa, nhiều hộ gia đình thuê cửu vạn đến thông cống, vét bùn, dọnvệ sinh, dọn dẹp cây cối, rác rưởi trôi nổi... Công việc này thường nhẹnhàng, đỡ mất sức hơn bên xây dựng, đập phá, dỡ nhà, đào đất, bốc vác...Yêu cầu duy nhất là làm sạch sẽ, tỉ mỉ.
Anh Lê Định (38 tuổi) quê xã Quảng Lộc, Quảng Xương, Thanh Hóa ở Ngãtư Sở, cho biết: "Cả năm ế ẩm rồi, nay nhờ ơn trời, có mưa nên mới cónhiều việc như vậy. Nhiều cống thoát nước, nhà vệ sinh của các gia đình,các cơ quan bị ngập, tắc sau mưa. Có nơi chỉ cần 15, 20 phút là xong,nhưng có nhà phải mất cả tiếng, thậm chí cả buổi mới xong xuôi, sạch sẽđược. Hơi bẩn tí nhưng kiếm được cũng khá!".
Do mức đặc thù công việc mùa mưa không được sạch sẽ, mức công cho cửuvạn cũng tăng thêm khoảng từ 50.000 - 100.000/buổi. Hơn nữa, do việckhông mất sức, có thể tranh thủ rút ngắn được thời gian làm nên lượngcông việc kham được trong một ngày lên khá nhiều. Anh Định cho hay, "cóviệc bình thường phải làm 8 tiếng/ngày, nhưng mình có thể rút lại thành 4tiếng, rồi làm thêm việc khác".
Nhóm lao động tự do của chị Phạm Thị Trang, Giao Thủy, Nam Định hoạtđộng ở khu vực Phùng Khoang thường tập trung và đi làm theo nhóm khoảng10 người. Khi nào có khách gọi, dù chỉ được yêu cầu là 2-3 người, nhưngđi làm cả nhóm. Số tiền thì được chia đều cho tất cả.
Chị chia sẻ: "Từ đầu mùa mưa tới giờ, công việc nhiều hẳn ra. Mưa nênđi đâu cũng thấy nhớp nhúa. Cứ một nhà một ít, dọn dẹp, rồi lau chùi,thành ra liên tục từ sáng cho tới tối. Cả năm khi nào cũng được như thếnày thì gia đình ở quê đỡ phải lo rồi, cuộc sống bọn tôi ở đây cũng đỡvất vả".
Tận dụng công việc vào thời gian này, nhiều lúc trời mưa, họ cũng độinón, mặc áo mưa để chờ khách gọi. "Phải tranh thủ thôi. Trời mưa khôngai làm, mình mới có nhiều khách hơn", chị Trang cho biết thêm.
Theo khảo sát một số chợ lao động, tiền công của các cửu vạn trongmùa mưa tăng lên đáng kể. Mức tiền công thì không tăng so với trước,nhưng do số lượng công việc tăng nhiều nên thu nhập của họ cao hẳn.Không có mẫu số chung cho mức thu nhập của cửu vạn, nhưng bình thườngtrong mùa này trung bình một ngày một người có thể kiếm được 600.000 -700.000 đồng, nhiều lúc lên đến cả triệu.
Thợ sửa xe - tha hồ chặt chém
Mưa lớn kéo dài khiến cho nhiều tuyến phố Hà Nội chìm trong biểnnước. Đây là cơ hội lớn cho thợ sửa xe kiếm tiền. Nhiều người còn bỏtiệm ra đứng trên các tuyến phố hay bị ngập lụt để kịp thời giải nguycho các thượng khách do phải bở hơi tai dắt bộ vì chết máy.
Bác Đinh Văn Hai, 55 tuổi, quê Thanh Hóa vừa làm nghề xe ôm, vừa kiêmsửa xe trên đường Điện Biên Phủ luôn tay sửa xe cho khách trong mộtbuổi chiều mưa lớn. Bác nhẩm tính: "Mưa ngập đường nên xe chết máy nhiềulắm. Ngày bình thường thì cũng có đến 35-40 cái, mỗi cái tôi lấy tầm20.000-25.000 đồng tùy loại".
Như vậy, chỉ riêng tiền sửa xe bị chết máy, họ cũng đã có thể kiếmđược 1 triệu đồng/ngày. Thợ tự do này cũng có thể rút túi khách nhẹnhàng khi nói với họ là phải bắt buộc phải thay bugi với giá60.000-70.000 đồng/cái loại thường.
Bác Hai nói thêm, "những ngày mưa lớn, hội đồng hương chúng tôi làmnghề này thường tụ nhau lại ở các điểm hay bị ngập. Từng tốp khoảng 5người. Nhất là buổi tối, nhiều khi làm đến tận 10h đêm mới nghỉ vì khiđó mới vắng người. Cực một tí nhưng vui vì có thể kiếm tiền".
Trong khi đó, một số thợ sửa xe chuyên nghiệp cũng tranh thủ bỏxưởng, bỏ cửa hàng trong ngõ chạy ra các đường lớn thường xuyên bị ngậpđể hành nghề. Điển hình như các tuyến phố Nguyễn Trãi, Khuất Duy Tiến,Vĩnh Hồ, Thái Thịnh, Thái Hà - Chùa Bộc...
Vừa tiện vừa nhanh, nhiều người xem những thợ sửa xe túc trực ngaytrên các điểm hay ngập này như cứu tinh, nhưng cũng có những người phảicắn răng, nhăn mặt vì cái giá trên trời. Nhìn hãng xe sang, đắt tiền làthợ sửa xe tha hồ chặt chém.
Không thể dắt bộ cả đoạn ngập dài trên phố Vĩnh Hồ, một vị khách vừadắt chiếc xe gas Airblade sau khi được sửa chết máy đành tặc lưỡi trả100.000 đồng cho ông thợ chỉ mất có 5 phút sửa.
Đức Tình