Lễ hội Katê được tái hiện nhằm bảo tồn, gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống từ xa xưa, diễn ra vào tháng 7 lịch Chăm mỗi năm một lần. Đây là một trong những lễ hội đã tồn tại lâu đời trong lịch sử của người Chăm theo đạo Bà la môn, nhằm mục đích tưởng nhớ các vị nam thần như Pô Klong Garai, Pô Rômê, Pô Dam… và tưởng nhớ ông bà, tổ tiên, trời đất đã phù hộ cho con người.

Lễ hội Katê được điểm tô bởi những bài thánh ca, những điệu múa dân gian hòa trong nền nhạc khi trầm khi bổng của đàn Kanhi, rộn ràng với tiếng trống Ginăng - Baranưng, thanh cao réo rắt của kèn Saranai và huyền bí của tiếng tù và...

Katê cũng là nơi hẹn hò của các đôi trai gái. Là nơi khoe sắc phục truyền thống lung linh sắc màu. Không gian Katê thường rộng, thoáng, trang trọng và rực rỡ sắc màu.

{keywords}
Lễ hội Katê gắn liền với những đền tháp cổ kính - nơi ngưng đọng nét đẹp một thời của nền văn minh Chămpa rực rỡ.
{keywords}
   Công đoạn chuẩn bị phần nghi lễ chính thức.
{keywords}
     Sắc màu văn hóa truyền thống hiện lên lung linh, sặc sỡ và trang trọng nhất.
{keywords}
     Lễ tắm tượng Thần (Mưnay Yang).
{keywords}
      Lễ mở cửa tháp (Pơhbăng yang).
{keywords}
      Múa quạt cổ truyền: (Tamia tadik) của đồng bào người Chăm.
{keywords}
1.      Vũ nữ Chăm thường đội trên đầu cây nến, nước, hoa trái, trầu cau… để dâng mừng các vị thần. Cầu cho sức khỏe an lành.
{keywords}
     Múa dâng hoa hướng vọng về thần linh  Tháp cổ tại Tháp Chăm

Ảnh: Trần Sâm