-VKS cho rằng, tiền của ngân hàng VNCB (sau đổi tên thành CB Bank) là tiền huy động từ dân và việc thiệt hại là phải thu hồi. Do đó, 3 ngân hàng phải chịu trách nhiệm thu hồi tài sản từ Phạm Công Danh để trả tiền về cho CB Bank.
Sau hơn một ngày tạm nghỉ để mời đại diện Công ty kiểm toán TNHH Ernst & Young Vietnam tới phiên tòa nhằm làm rõ báo cáo tài chính kiểm toán của ngân hàng VNCB, ngày 1/2 phiên tòa tiếp tục làm việc.
Trước khi mời đại diện Công ty kiểm toán TNHH Ernst & Young Vietnam lên trả lời, chủ tọa công bố công văn trả lời của NHNN. Theo đó, NHNN xác định việc VNCB bảo lãnh cho công ty Phong Hiệp vay vốn cũng như BIDV cho vay là không vi phạm quy định của luật tổ chức tín dụng vì Phong Hiệp là pháp nhân riêng biệt, không phải cá nhân ông Trần Hiệp.
Cũng theo đại diện NHNN, tại nghị quyết HĐQT của VNCB về việc bảo lãnh cho công ty Phong Hiệp thì không có điều khoản bắt buộc công ty này phải có tài sản đảm bảo cho VNCB thì VNCB mới bảo lãnh. Chính vì thế, việc VNCB bảo lãnh cho Phong Hiệp là không sai. Theo xác định của NHNN, các khoản bảo lãnh, cho vay liên quan công ty Phong Hiệp là không vi phạm.
Bị cáo Phạm Công Danh |
Trả lời câu hỏi của luật sư Hà Hải về việc Ernst & Young có đề nghị điều chỉnh số liệu 37 bút toán trong “Hạch toán các bút toán điều chỉnh BCTC kểm toán” của CB Bank hay không, ông Nguyễn Quốc Tuấn, đại diện Ernst & Young cho hay, hiện không còn làm việc tại E&Y nên không nắm rõ các vấn đề.
Các câu hỏi khác của luật sư như dựa vào những đâu để xác định vốn điều lệ của ngân hàng; Tài liệu để công ty kiểm toán kiểm toán có phải báo cáo tài chính của VNCB không? Ông Tuấn đều từ chối trả lời với lý do không phải là người phụ trách chính của vụ kiểm toán đó nên không biết hoặc xin trả lời sau.
Trước trả lời này của đại diện Ernst & Young, chủ tọa nhắc nhở, HĐXX đã gửi giấy triệu tập trong đó có ghi rõ yêu cầu Ernst & Young đến phiên tòa nhằm làm rõ báo cáo tài chính kiểm toán của VNCB vì sao lại không trả lời được. Vì vậy, đề nghị ông Tuấn báo cáo lãnh đạo công ty trả lời các câu hỏi của luật sư và HĐXX.
Tiếp theo, HĐXX quay lại xét hỏi về số tiền 4.500 tỷ vốn điều lệ đi đâu về đâu. Trả lời câu hỏi này, đại diện của CB Bank cho hay có 22 cá nhân và 1 pháp nhân đã chuyển tiền tăng vốn vào Agribank Tân Phú. Sau đó, chuyển về tài khoản VNCB ở Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước để phong tỏa tăng vốn điều lệ.
Cũng theo đại diện CB Bank số tiền 4.500 tỷ của 22 cá nhân nộp vào để đề nghị tăng vốn điều lệ nhưng hiện số tiền đó đã sử dụng cho mục đích hoạt động của ngân hàng.
Các bị cáo tại tòa |
Trước câu trả lời này, HĐXX “vặn” lại, tại sao đây là tiền của 22 cá nhân nộp vào tăng vốn điều lệ nhưng lại đã chi tiêu cho hoạt động của ngân hàng và phía CB Bank có ý kiến như thế nào thì đại diện CB Bank lảng tránh bằng câu trả lời “Chúng tôi vẫn đang chờ kết luận từ vụ án, của các cơ quan tố tụng”.
Bị cáo Phạm Công Danh và Phan Thành Mai cũng xin đặt câu hỏi với CB Bank về các khoản trên báo cáo tài chính như dòng tiền thế nào, số dư tại các thời điểm trước và sau khi các bị cáo bị bắt. Câu hỏi này của hai bị cáo cũng được CB Bank hứa sẽ trả lời bằng văn bản sau.
Về ý kiến của các luật sư cho rằng, nhiều người liên quan đến Hội đồng tín dụng TPBank là người đã ký chấp thuận phê duyệt tín dụng lại không bị khởi tố mà lại khởi tố các nhân viên thực hiện theo chức năng nhiệm vụ, VKS cho biết đã cân nhắc đầy đủ các yếu tố về hành vi và mức độ tác động của từng người. Những người nếu trong quá trình điều tra, xét hỏi tại tòa mà làm rõ được sai phạm thì có thể khởi tố sau nhưng cho đến thời điểm hiện tại đã cân nhắc rất đầy đủ.
Ngoài ra, đại diện VKS cũng đề nghị HĐXX kiến nghị VKSND Tối cao, CQĐT xem xét vai trò trách nhiệm của một số cán bộ của 3 ngân hàng BIDV, Sacombank, TPbank, nếu có dấu hiệu hình sự thì đề nghị khởi tố.
Về vấn đề thu hồi tiền của 3 ngân hàng trả về cho ngân hàng CB Bank, VKS tiếp tục giải thích thêm là tiền của VNCB là tiền huy động từ dân và việc thiệt hại là phải thu hồi. Do đó, 3 ngân hàng phải chịu trách nhiệm thu hồi tài sản từ Phạm Công Danh để trả tiền về cho CB Bank.
Trước khi kết thúc phần tranh luận, HĐXX cho rằng phần đối đáp của VKS có thể chưa hoàn toàn thỏa mãn các câu hỏi của các vị luật sư, bị cáo, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan nhưng cho đến nay, phần đối đáp đã đi đến vòng 3 và không có gì mới nên ai có kiến nghị gì khác thì gửi lên HĐXX bằng văn bản, HĐXX sẽ xem xét toàn diện.
Chiều nay trước khi nghị án, các bị cáo sẽ được nói lời sau cùng.
Đại án Phạm Công Danh: Luật sư đề nghị ‘cởi nút thắt’ 4.500 tỷ
Luật sư Hải khẳng định, khoản tiền tăng vốn hiện ở đâu là một nút thắt quan trọng của vụ án và cơ quan tố tụng cần làm rõ.
Phạm Công Danh ‘gánh’ nợ cho đại gia Hứa Thị Phấn 22.000 tỷ
Nguyên Giám đốc VNCB CN Sài Gòn Mai Hữu Khương chỉ ra, tại thời điểm Phạm Công Danh nhận chuyển nhượng từ bà Hứa Thị Phấn, khoản nợ lớn nhất Danh nhận là 22.000 tỷ.
Nóng chuyện đề nghị thu hồi hơn 6.126 tỷ vụ Phạm Công Danh
Tại phiên xét xử vụ Phạm Công Danh, đại diện VKS đề nghị thu hồi hơn 6.120 tỷ đồng từ các ngân hàng BIDV, Sacombank, TPbank cho Ngân hàng xây dựng để khắc phục hậu quả. Việc này đã gây ra tranh cãi.
Hồ sơ công ty 'ma' của Phạm Công Danh quá hoàn hảo, BIDV 'mắc bẫy'
Tin tưởng vào việc giới thiệu của VNCB và những bộ hồ sơ quá hoàn hỏa, BIDV đã đồng ý cho vay tiền mà không hề biết 12 công ty này là công ty "ma", sân sau của Trần Công Danh.
Em trai Phạm Công Danh: Vì tin tưởng nên giúp anh mở công ty ‘ma’
Giải thích cho việc giúp Phạm Công Danh thành lập một loạt công ty “ma”, em trai bị cáo Danh nói “Tôi tin tưởng anh trai mình và cũng nghĩ vô tư nên giúp đỡ thôi”.
Vụ Phạm Công Danh: Đã thu hồi được hơn 5.000 tỉ đồng
Cục THA DS TP.HCM vừa lập tổ công tác để thực hiện việc xác minh, thi hành án về số tài sản khủng trong vụ đại án sai phạm tại ngân hàng Xây dựng – VNCB.
Đoàn Nga