Theo Forbes Việt Nam, việc ông Trầm Bê không giữ chức chủ tịch HĐQT ngân hàng dù kiểm soát cổ phần chi phối là do ông chưa tốt nghiệp đại học.

Khi những thông tin về việc sáp nhập ngân hàng Phương Nam vào ngân hàng Sacombank được công bố, sự chú ý ngay lập tức hướng về một người: Trầm Bê.

Sau khi cùng với Eximbank thâu tóm Sacombank, ông Trầm Bê đã từ nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Ngân hàng Phương Nam để sang đảm nhiệm vị trí Phó Chủ tịch Sacombank. Con trai út của ông Bê, Trầm Khải Hòa cũng tham gia vào HĐQT Sacombank.

Trả lời câu hỏi của TBKTSG về việc vì sao Ngân hàng Phương Nam đề nghị được sáp nhập vào Sacombank, Chủ tịch Sacombank Phạm Hữu Phú đã nhận định: Hai ngân hàng mang dáng dấp một chủ sở hữu.

{keywords}

Trả lời câu hỏi của TBKTSG về việc vì sao Ngân hàng Phương Nam đề nghị được sáp nhập vào Sacombank, Chủ tịch Sacombank Phạm Hữu Phú đã nhận định: Hai ngân hàng mang dáng dấp một chủ sở hữu.

Ông Bê có hưởng rất lớn tại cả hai ngân hàng trên. Tại Sacombank, ông Bê cùng 3 người con của mình đang trực tiếp sở hữu 81,2 triệu cổ phiếu, tương đương 6,8% lượng cổ phiếu đang lưu hành; với giá trị thị trường lên đến gần 1.800 tỷ đồng.

Còn tại Ngân hàng Phương Nam, ông Bê và gia đình đang nắm giữ hơn 83 triệu cổ phiếu, tương đương 20,8% cổ phần. Con trai cả Trầm Trọng Ngân thay ông Bê giữ chức vụ Phó chủ tịch Thường trực và con gái Trầm Thuyết Kiều giữ vị trí Phó Tổng giám đốc.

Theo một tài liệu của chương trình Fulbright, nhóm đầu tư của ông Trầm Bê từng nắm giữ cổ phần tại Ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank) nhưng sau đó đã bán lại cho nhóm cổ đông liên quan đến bà Trương Mỹ Lan trước khi Ficombank cùng Việt Nam Tín Nghĩa sáp nhập vào Ngân hàng SCB.

Theo Forbes Việt Nam, việc ông Trầm Bê không giữ chức chủ tịch HĐQT ngân hàng dù kiểm soát cổ phần chi phối là do ông chưa tốt nghiệp đại học.

Tại các công ty khác, ông Bê cũng chỉ giữ vai trò là một thành viên HĐQT như CTCP Đầu tư Xây dựng Bình Chánh (BCCI) hay bệnh viện Triều An, Vàng bạc Đá quý Phương Nam…

{keywords}

Ông Bê đang nắm giữ 3% và ngân hàng Phương Nam đang nắm giữ 13% cổ phần của BCCI, một công ty bất động sản sở hữu nhiều dự án dân cư và khu công nghiệp lớn tại quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh. BCCI còn sở hữu 20% cổ phần của Công ty siêu thị Big C An Lạc, đơn vị quản lý 3/7 siêu thị Big C tại Thành phố HCM, bao gồm Big C An Lạc, Big C Miền Đông và Big C Hoàng Văn Thụ.

Năm 2012, BCCI đã chuyển nhượng 70% cổ phần của CTCP Khu công nghiệp Phong Phú cho CTCP Đầu tư Khu đô thị mới Sài Gòn (Saigonnic) – một công ty ít nhiều có liên quan tới ông Trầm Bê.

Một công ty lớn khác của ông Trầm Bê là CTCP Chế biến Thủy hải sản Sơn Sơn. Công ty này có vốn điều lệ lên tới 1.200 tỷ đồng, dù hoạt động kinh doanh chính chỉ là chiếu xạ trái cây và kinh doanh kho lạnh. Đầu những năm 2000, công ty này là đơn vị độc quyền trong lĩnh vực chiếu xạ thanh long xuất khẩu.

{keywords}

Dinh thự của ông Trầm Bê tại quê nhà

Ông Trầm Trọng Ngân đang nắm giữ 39% cổ phần của công ty Sơn Sơn, tương ứng lượng vốn góp trị giá 469 tỷ đồng. Ông Ngân là người nắm giữ nhiều cổ phần nhất trong số 3 người con của ông Bê.

Tại quê nhà ở xã Hàm Giang, huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh, ông Trầm Bê còn có một công ty nữa là Công ty Xây dựng Hàm Giang, vốn điều lệ 500 tỷ đồng. Cũng tại đây, ông Bê có một dinh thự rất lộng lẫy và năm 2012 đã xảy ra vụ mất trộm sừng tê giác khá “đình đám”.

Theo Trí Thức Trẻ