Từng nổi tiếng là người nông dân “hai lúa” đầu tiên dám chế tạo máy bay trực thăng cách đây 10 năm; nay, ông Trần Quốc Hải (56 tuổi, ngụ xã Suối Dây, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh) lại dậy sóng dư luận, khi mới đây đã cùng con trai Trần Quốc Thanh (26 tuổi) nâng cấp và chế tạo thành công hàng chục chiếc xe thiết giáp cho quân đội Hoàng gia Camphuchia. Và, cha con ông Hải đã được Thủ tướng Campuchia Hun Sen trao tặng “Huân chương Đại tướng quân” – Huân chương cao quý nhất của Hoàng gia Campuchia…

"Bay” không thành, đành “hạ cánh”… trồng khoai mì

Cách đây khoảng 10 năm, ông Hải tốt nghiệp trường đại học thể dục thể thao, nhưng lại quyết tâm chế tạo bằng được một chiếc máy bay trực thăng. Gom góp hơn 300 triệu đồng vào thời điểm đó, ông Hải tỉ mẩn cho ra đời chiếc máy bay “made in Vietnam” đầu tiên, trong sự ngạc nhiên của người dân Tây Ninh và cả nước. Báo chí thông tin rầm rộ, ông Hải xin cơ quan chức năng được… bay thử nghiệm.

{keywords}

Cha con ông Hải (thứ 2, từ phải qua) bên dàn xe thiết giáp bọc thép do mình nâng cấp và chế tạo.

Tuy nhiên, sau đó máy bay của ông Hải không được phép cất cánh, do chưa đáp ứng những điều kiện nghiêm ngặt của cơ quan chức năng. Ông Hải đành xếp xó chiếc máy bay trên. Rồi năm 2009, Viện Bảo tàng New York (Mỹ) đã mua lại chiếc máy bay trên của ông Hải về trưng bày…

Trong lúc túng thiếu, món tiền bán máy bay đã giúp ông Hải đầu tư, mở rộng cơ sở sản xuất cơ khí Trần Quốc Hải, coi như phương tiện kiếm sống hàng ngày cho cả gia đình. Giấc mơ “bay” không thành, ông Hải trở về công việc thường ngày.

{keywords}

Chiếc xe bọc thép trong quá trình chế tạo tại xưởng.

Huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh – nơi ông Hải sinh sống – là thủ phủ của cây mì. Hàng ngày, thấy bà con nông dân vất vả, cực nhọc khi canh tác cây mì, ông Hải nảy ra sáng kiến chế tạo máy trồng mì và máy chăm sóc mì. Sau gần 4 năm nghiên cứu, ông Hải đã chế tạo thành công.

Máy trồng mì rất tiện lợi: Nông dân chỉ cần đưa cả ôm nguyên cây mì, máy tự động chặt thành từng hom nhỏ cỡ gang tay và cắm xuống đồng, mà người nông dân không cần thao tác gì khác ngoài việc cứ lái chiếc xe chạy tới lui khắp cánh đồng… Khoảng 500 chiếc máy trồng mì do ông Hải chế tạo đã được nông dân khắp các vùng miền biết tiếng đặt mua trong suốt 3 năm trở lại đây…

{keywords}

Vui mừng bên thành quả mới.

Cha con “hai lúa” và xe thiết giáp Campuchia

Sự nổi tiếng của máy trồng mì của “hai lúa” Tây Ninh Trần Quốc Hải lan sang cả nước bạn Campuchia. Cách đây khoảng một năm, một đoàn khách Campuchia đã tìm sang đặt mua máy trồng mì. Trong qua trình bán máy, ông Hải và con trai qua Campuchia chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn khách hàng sử dụng máy trồng mì. Thật vô tình, ông Hải được một số sĩ quan, tướng lĩnh Lữ đoàn 70 biết đến và làm quen. Một lần, thấy vài chục chiếc xe thiết giáp cũ kỹ, loại BB 60 do Liên Xô sản xuất từ những năm 60 của thế kỷ trước, sắp được bán ve chai, ông Hải tỏ ý tiếc rẻ và muốn xin được nâng cấp sửa chữa.

Ông Hải kể: “Lúc đó, tôi thấy một số chuyên gia Nga và Ukraina đang sửa vài xe. Một người than thở có nhờ chuyên gia VN sửa chữa, nhưngrồi lại hư, sau đó không đoái hoài gì nữa… Tôi tự ái dân tộc, nên nói “các ông để tôi nâng cấp sửa chữa được không?”. Họ kinh ngạc, “Ông sửa được không? Có chắc không?”. Tôi cam kết: “Hãy giao cho tôi một chiếc sửa thử nghiệm trước. Tôi tự bỏ tiền túi ra sửa, nếu có gì tôi chịu thiệt hại chứ không phải các ông”.

Thế là không cần hợp đồng bằng văn bản gì cả, họ giao luôn một xe thiết giáp cũ BB60 để ông Hải sửa chữa. Ông Hải về VN, vét 25.000USD tiền nhà và đưa 3 người thợ sang đóng chốt ở sân bay Pochentong, TP Phnompenh, Campuchia để thực hiện nâng cấp, sửa chữa chiếc xe thiết giáp bọc thép đầu tiên.

* Clip một xe vừa hoàn tất phần thô và chạy thử:

Quá trình xem xét, ông Hải nhận thấy cấu tạo bình xăng xe ngang qua bô lửa, gây ra hiện tượng nóng thường xuyên, không thích hợp với môi trường, điều kiện xứ nhiệt đới như chiến trường Đông Dương. Đây là nguyên nhân khiến xe hư hỏng nhiều, thường xuyên… Ông Hải bàn với các tướng lĩnh Campuchia đề xuất thay máy chạy xăng sang máy diesel, tiết kiệm nhiên liệu hơn. Bên cạnh đó, ông Hải đưa ra một số cải tiến thân xe, tăng tường sung hỏa lực 2 bên, hạ thấp tháp sung để tầm tác xạ chính xác hơn…

Nhờ vậy sẽ biến chiếc xe thiết giáp bọc thép rất phù hợp với chiến trường Đông Dương là cơ động, tránh bị sa lầy, hoạt động cả trong điều kiện rừng khộp, lẫn rừng thưa nhiệt đới… Sau 20 ngày, cha con ông Hải nâng cấp thành công chiếc xe đầu tiên, thay động cơ xăng Gaz (145 ngựa) sang động cơ diesel Hino (190 sức ngựa). Tiết kiệm từ 45 lít xăng sang 25 lít dầu diesel.

Ông Hải nhớ mãi cái hôm, mặc dù xe chưa sửa xong, nhưng trung tướng Soynarith – Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 70, đã háo hức xuống cho xe chạy thử. Đích thân ông Soynarich lên xe và lái thử, chạy vòng đầu tiên và tiếp đó là 40 vòng (40km) vòng quanh lữ đoàn và kết luận xe đạt chuẩn. Sau Trung tướng Soynarith là Đại tướng Maosophon – Tư lệnh trưởng Lữ đoàn 70 - cũng điện thoại chúc mừng.

(Theo LĐO)