{keywords}
Bức tranh tường một toà nhà ở Nuuk, Greenland hồi tháng 9/2021

Hôm 9/3, Thủ tướng Đan Mạch đã trực tiếp gửi lời xin lỗi tới 6 nạn nhân còn sống trong một thí nghiệm xã hội những năm 1950. Thí nghiệm này đã đưa 22 trẻ em từ Greenland - lãnh thổ tự trị thuộc Vương quốc Đan Mạch - rời khỏi gia đình để đến Vương quốc này hoà nhập vào xã hội nơi đây.

Những đứa trẻ người Inuit mới từ 4 đến 9 tuổi được đưa tới Đan Mạch, khi đó là cường quốc thuộc địa, vào năm 1951 để được giáo dục lại thành “những đứa trẻ Đan Mạch”.

Những đứa trẻ này được cho là sẽ trở lại Greenland và trở thành một phần của tầng lớp tinh hoa nói tiếng Đan Mạch, nhằm giúp hiện đại hoá đời sống người dân Inuit ở Greenland.

Thử nghiệm này là một phần trong nỗ lực lớn hơn của người Đan Mạch để thuyết phục Liên Hiệp Quốc rằng Greenland là một phần hợp nhất của nước này.

“Những câu chuyện của các bạn khiến chúng tôi vô cùng xúc động và đó là lý do Đan Mạch cho rằng từ duy nhất có thể nói bây giờ là: Xin lỗi” - Thủ tướng Mette Frederiksen nói trong một buổi lễ ở Bảo tàng Quốc gia Đan Mạch.

“Những gì các bạn đã phải trải qua là sai lầm. Như thế là vô nhân đạo, vô lý và nhẫn tâm”.

Những đứa trẻ năm xưa không được quay về với gia đình như đã hứa, mà được các gia đình Đan Mạch nhận nuôi hoặc được gửi trở lại Greenland nhưng để đưa vào trại trẻ mồ côi, nơi chúng buộc phải nói tiếng Đan Mạch. Bọn trẻ không được gặp người thân hoặc được gặp rất ít.

“Bố mẹ chúng tôi đồng ý với chuyến đi nhưng hầu hết họ không biết mình đã đồng ý với cái gì” - bà Eva Illum, một trong những đứa trẻ bị đưa khỏi gia đình vào năm 1951, chia sẻ.

Thí nghiệm nghiệt ngã này là một điểm nhức nhối trong mối quan hệ giữa Greenland và Đan Mạch. “Đây là một phần lịch sử của chúng ta… Sự thật đã rõ ràng và đó là sự thật khiến chúng ta đau lòng khi nhìn lại” - người đứng đầu chính quyền Greenland khẳng định.

Phần lớn 57.000 người dân Greenland là người gốc Inuit, sống rải rác trên hòn đảo Bắc Đại Tây Dương rộng lớn, cằn cỗi, rộng bằng ¼ diện tích của nước Mỹ. Greenland vẫn là một phần chính thức của Vương quốc Đan Mạch nhưng đã giành được quyền tự trị và có quyền tuyên bố độc lập.

Trước đó, tháng 12/2020, Tổng thống Frederiksen đã gửi lời xin lỗi bằng văn bản tới những nạn nhân của cuộc thí nghiệm này, nhưng đây là lần đầu tiên bà xin lỗi trực tiếp 6 nạn nhân còn sống của sự kiện đau thương này.

Đăng Dương (Theo Reuters)

Câu chuyện có thật về 8 nhà khoa học sống trong nhà kính suốt 2 năm

Câu chuyện có thật về 8 nhà khoa học sống trong nhà kính suốt 2 năm

Cách đây gần 30 năm, 8 nhà khoa học đã tham gia vào một thử nghiệm táo bạo: sống 2 năm trong một khối cầu đóng kín có tên là Biosphere 2.