Mới đây, việc ca khúc "Độ ta không độ nàng" trở thành trào lưu lớn ở Việt Nam vừa được đưa topic lên mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc Weibo. Các bài viết này dẫn video vài bản cover tiếng Việt từ các mạng video QQ, bilibili...

{keywords}
Dân mạng Trung Quốc bất ngờ khi "Độ ta không độ nàng" hot ở Việt Nam.

Vì bài "Độ ta không độ nàng" dù được Việt hóa nhưng dùng từ Hán-Việt khá nhiều nên phần lớn bình luận của khán giả Trung tỏ ra ngạc nhiên khi nghe khá dễ hiểu.

Hàng trăm bình luận khen ngợi các bản cover, đặc biệt là bản cover của hot girl Hương Ly với những đoạn độc tấu tỳ bà khá hay.

{keywords}
Khán giả mạng xứ Trung còn dành nhiều lời khen ngợi cho bản cover "Độ ta không độ nàng" của hot girl Hương Ly.

"Tôi thấy người Việt cover bài này cũng thú vị đó chứ", "Hát cũng hay đấy", "Công nhận bắt trend nhanh thật đó",... là một số bình luận tiêu biểu.

Một tài khoản viết: "Không khoa trương khi nói nhiều người nước mình còn chưa nghe bài hay của mình mà nước bạn đã phát hiện ra rồi. Người Việt tốc độ ghê".

Ở Trung Quốc, phim hoạt hình 3D cũng như ca khúc chủ đề "Độ ta không độ nàng" từng gây nhiều chú ý nhưng không quá nổi tiếng để trở thành một trào lưu hay hiện tượng. Bản cover "Độ ta không độ nàng" nổi nhất của Tô Đàm Đàm và Giai Bằng chỉ đạt vài triệu lượt xem, rất nhỏ so với dân số 1,4 tỷ người ở đất nước này.

Tại các diễn đàn xứ Trung, bài "Độ ta không độ nàng" cũng từng bị chê lời lẽ rỗng tuếch, nội dung vô nghĩa. Bởi lẽ, loại tiểu thuyết mạng có nội dung na ná "Độ ta không độ nàng" xuất hiện đầy rẫy, có thể đọc được ở bất cứ đâu.

Còn ở Việt Nam, trào lưu "Độ ta không độ nàng" tạm thời chững lại vì những tranh cãi lớn xoay quanh phần lời bài hát bị cho là tiêu cực, báng bổ Phật giáo. Toàn bộ bài là những câu hát đau tình, hận đời và oán trách Đức Phật không phù hộ cho người yêu của một vị tu sĩ sa ngã.

Trong bài thuyết pháp, Thượng tọa Thích Nhật Từ cho rằng bản phóng tác tiếng Việt quá cường điệu so với nguyên tác. Đồng thời, việc mượn hình ảnh tu sĩ Phật giáo để gán ghép hành vi trả thù tình là "sự xúc phạm tu sĩ", cổ xúy phạm pháp, bạo lực.

Phương Thanh và sư Thích Đồng Hoàng đã viết một phiên bản khác của "Độ ta không độ nàng" là "Tự thân nàng hãy cứu độ nàng" với lời khuyên răn con người thành tâm hướng Phật, tự cứu độ chính mình.

Gia Bảo

Khánh Phương: Tôi hơi cường điệu khi nhận vô đối hát 'Độ ta không độ nàng'

Khánh Phương: Tôi hơi cường điệu khi nhận vô đối hát 'Độ ta không độ nàng'

 "Tôi chưa bao giờ dám nhận mình hát hay nhất nhưng tôi tin mình có thể hát tốt hai thứ tiếng trong một phiên bản" - Khánh Phương lý giải về phát ngôn gây tranh cãi của mình.