Tết - dịp nghỉ lễ dài ngày được cho là cơ hội kiếm tiền tuyệt vời của nhiều bạn trẻ. "Vớ" được công việc "sộp" thì dăm ba ngày Tết có thể kiếm được bạc triệu. Nhưng cũng có những người bấm bụng bỏ Tết ở lại Hà Nội mưu sinh vẫn chỉ bòn được vài đồng bạc lẻ.
Đành chấp nhận thôi!
Đang chuẩn bị đồ đạc để về quê ăn Tết thì N. Bích (SV Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật thương mại) nhận được lời đề nghị từ cô chủ xóm trọ khiến Bích phải cân nhắc: ở lại trông nhà cho cô chủ 5 ngày Tết, cô chủ sẽ trả công 2 triệu đồng.
Nguyên do là chồng cô chủ xóm trọ vừa bị ngã xe máy phải nằm viện, người giúp việc thì đã xin về quê ăn Tết gọi không lên, nên cô chủ muốn thuê Bích ở lại dọn dẹp nhà cửa và trông con trong mấy ngày Tết.
Bích kể: "Cô ấy bảo ở xóm này thấy mình hiền lành, đáng tin nên cô ấy mới nhờ. Cô ấy sẽ nuôi ăn uống, trả cho mình 2 triệu, lại còn gửi quà về cho gia đình mình nữa".
"Nhìn mọi người nườm nượp về quê ăn Tết cũng thấy nóng ruột lắm. Nhưng người ta gặp nạn mới nhờ vả mình, với lại làm 5 ngày mà đủ trả hai tháng tiền nhà nên mình không nỡ từ chối. Tết thì năm nào cũng có, năm nay không về thì năm sau về vậy", Bích ngậm ngùi.
Không phải công việc "đột xuất" như Bích, Hoàng Nghĩa (ĐH Công nghiệp Hà Nội) quyết định bỏ Tết ở lại Hà Nội kiếm tiền ngay từ đầu. Nghĩa xin rửa xe ở một xưởng sửa chữa ô tô. Đã hai năm liên tiếp Nghĩa ở rửa xe Tết ở xưởng này.
"Đông và mệt lắm, làm quần quật từ sáng đến tối luôn. Nhưng kiếm cũng được. Xưởng trả cho mình 500 ngàn/ngày, nuôi ăn uống. Thỉnh thoảng có khách thoáng, bo luôn tiền thừa nên chỉ cần làm 1 tuần trước Tết mà bằng cả vài tháng đi gia sư", Nghĩa nói.
Nghĩa quê ở Nghệ An. Bố mất sớm, mẹ chạy chợ nuôi hai anh em ăn học. Ra Hà Nội, Nghĩa phải đi làm thêm, chắt chiu từng đồng để đỡ đần mẹ.
"Tầm 8 giờ tối giao thừa là hết khách, mình nhận tiền và bắt xe về Nghệ An luôn. Chiều mùng 1 Tết là có mặt ở nhà rồi, chỉ tiếc là không được đón giao thừa cùng mẹ và em gái. Nhưng đành chấp nhận thôi, kiếm được chút ít cho mẹ tiêu Tết là vui lắm rồi", Nghĩa nói.
Cũng chỉ được dăm đồng bạc lẻ
Bấm bụng bỏ Tết ở lại Hà Nội kiếm việc làm thêm, nhưng không phải ai cũng tìm được cộng việc "hái ra tiền" như nhiều người vẫn nghĩ.
H. Yến (ĐH Mỏ địa chất) ở lại bán hàng cho một cửa hàng tạp hóa gần trường. Làm quần quật đến giáp giao thừa, Yến cũng chỉ kiếm thêm được 300 ngàn.
"Mình cũng đã xin cô chủ về sớm nhưng cô ấy bảo giáp Tết đông khách, nên mình phải ở lại làm đến ngày 29 Tết rồi về, cô sẽ thưởng thêm.", Yến nói.
Yến học buổi sáng, xin bán hàng ở quán tạp hóa này từ trưa đến 10 giờ đêm. Vì sợ không ở lại, ra Tết cô chủ sẽ không nhận nữa nên Yến đành ngậm ngùi chấp nhận.
"Khó khăn lắm mới kiếm được công việc làm thêm phù hợp với lịch học của mình, lại gần trường nên mình không muốn bỏ. Dù sao thì trong Tết vẫn được về thăm nhà vài ngày", Yến nói.
Làm thuê cho người khác thì chắc chắn "có lương" nhưng làm thuê cho chính mình thì không ai chắc chắn. Đôi bạn Nga và Dương (ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội) cùng góp vốn kinh doanh chuối và bưởi dịp Tết.
Cứ tưởng sẽ kiếm bội vì có nguồn cung rẻ. Ai dè ế ẩm, đến ngày 29 Tết đôi bạn phải bán tống bán tháo kiếm lại vốn. Rồi chập tối lại vội vội vàng vàng lên xe về Hưng Yên để kịp đón giao thừa cùng gia đình.
Mỗi người một lý do bỏ Tết ở lại Hà Nội, nhưng tựu chung vẫn là vì cuộc sống mưu sinh. Kiếm được thêm vài đồng nhưng những người trẻ tuổi ấy đã phải bỏ cơ hội được đoàn tụ cùng người thân, gia đình vào cái ngày ấm cúng nhất trong năm. Xót xa lắm.
La Hoàn
Đành chấp nhận thôi!
Đang chuẩn bị đồ đạc để về quê ăn Tết thì N. Bích (SV Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật thương mại) nhận được lời đề nghị từ cô chủ xóm trọ khiến Bích phải cân nhắc: ở lại trông nhà cho cô chủ 5 ngày Tết, cô chủ sẽ trả công 2 triệu đồng.
Nguyên do là chồng cô chủ xóm trọ vừa bị ngã xe máy phải nằm viện, người giúp việc thì đã xin về quê ăn Tết gọi không lên, nên cô chủ muốn thuê Bích ở lại dọn dẹp nhà cửa và trông con trong mấy ngày Tết.
Bích kể: "Cô ấy bảo ở xóm này thấy mình hiền lành, đáng tin nên cô ấy mới nhờ. Cô ấy sẽ nuôi ăn uống, trả cho mình 2 triệu, lại còn gửi quà về cho gia đình mình nữa".
"Nhìn mọi người nườm nượp về quê ăn Tết cũng thấy nóng ruột lắm. Nhưng người ta gặp nạn mới nhờ vả mình, với lại làm 5 ngày mà đủ trả hai tháng tiền nhà nên mình không nỡ từ chối. Tết thì năm nào cũng có, năm nay không về thì năm sau về vậy", Bích ngậm ngùi.
Dịch vụ rửa xe ngày Tết thường phải tuyển thêm sinh viên làm thời vụ. (Ảnh ANTĐ) |
Không phải công việc "đột xuất" như Bích, Hoàng Nghĩa (ĐH Công nghiệp Hà Nội) quyết định bỏ Tết ở lại Hà Nội kiếm tiền ngay từ đầu. Nghĩa xin rửa xe ở một xưởng sửa chữa ô tô. Đã hai năm liên tiếp Nghĩa ở rửa xe Tết ở xưởng này.
"Đông và mệt lắm, làm quần quật từ sáng đến tối luôn. Nhưng kiếm cũng được. Xưởng trả cho mình 500 ngàn/ngày, nuôi ăn uống. Thỉnh thoảng có khách thoáng, bo luôn tiền thừa nên chỉ cần làm 1 tuần trước Tết mà bằng cả vài tháng đi gia sư", Nghĩa nói.
Nghĩa quê ở Nghệ An. Bố mất sớm, mẹ chạy chợ nuôi hai anh em ăn học. Ra Hà Nội, Nghĩa phải đi làm thêm, chắt chiu từng đồng để đỡ đần mẹ.
"Tầm 8 giờ tối giao thừa là hết khách, mình nhận tiền và bắt xe về Nghệ An luôn. Chiều mùng 1 Tết là có mặt ở nhà rồi, chỉ tiếc là không được đón giao thừa cùng mẹ và em gái. Nhưng đành chấp nhận thôi, kiếm được chút ít cho mẹ tiêu Tết là vui lắm rồi", Nghĩa nói.
Cũng chỉ được dăm đồng bạc lẻ
Bấm bụng bỏ Tết ở lại Hà Nội kiếm việc làm thêm, nhưng không phải ai cũng tìm được cộng việc "hái ra tiền" như nhiều người vẫn nghĩ.
H. Yến (ĐH Mỏ địa chất) ở lại bán hàng cho một cửa hàng tạp hóa gần trường. Làm quần quật đến giáp giao thừa, Yến cũng chỉ kiếm thêm được 300 ngàn.
"Mình cũng đã xin cô chủ về sớm nhưng cô ấy bảo giáp Tết đông khách, nên mình phải ở lại làm đến ngày 29 Tết rồi về, cô sẽ thưởng thêm.", Yến nói.
Không phải công việc làm thêm nào ngày Tết cũng "hái ra tiền" (Ảnh La Hoàn) |
"Khó khăn lắm mới kiếm được công việc làm thêm phù hợp với lịch học của mình, lại gần trường nên mình không muốn bỏ. Dù sao thì trong Tết vẫn được về thăm nhà vài ngày", Yến nói.
Làm thuê cho người khác thì chắc chắn "có lương" nhưng làm thuê cho chính mình thì không ai chắc chắn. Đôi bạn Nga và Dương (ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội) cùng góp vốn kinh doanh chuối và bưởi dịp Tết.
Cứ tưởng sẽ kiếm bội vì có nguồn cung rẻ. Ai dè ế ẩm, đến ngày 29 Tết đôi bạn phải bán tống bán tháo kiếm lại vốn. Rồi chập tối lại vội vội vàng vàng lên xe về Hưng Yên để kịp đón giao thừa cùng gia đình.
Mỗi người một lý do bỏ Tết ở lại Hà Nội, nhưng tựu chung vẫn là vì cuộc sống mưu sinh. Kiếm được thêm vài đồng nhưng những người trẻ tuổi ấy đã phải bỏ cơ hội được đoàn tụ cùng người thân, gia đình vào cái ngày ấm cúng nhất trong năm. Xót xa lắm.
La Hoàn