Hộp sọ có liên kết với cột sống. Nếu đánh quá nặng, mông trẻ bị tác động đột ngột sẽ truyền qua cột sống lên hộp sọ.

Gần đây, trang World News của Hoa Kỳ công một một báo cáo dựa trên 4 năm nghiên cứu trên 1510 trẻ em từ 2-9 tuổi cho thấy rằng những em bé không bị trừng phạt thân thể có chỉ số IQ trung bình cao hơn trẻ thường bị đánh đập từ 5-28 điểm.

"Một số phụ huynh đang có thói quen sử dụng đòn roi để giáo dục con cái mà không biết hành động này là cực kỳ bất lợi cho sức khỏe trẻ em. Đánh đòn gây tụ máu quanh hông con, cản trở máu lưu thông hoặc thậm chí gây viêm da hoại tử.

Ngoài ra, trẻ em trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển thường các cơ quan tương đối tinh tế, mao mạch cũng nhiều. Trong trường hợp bị tác động bên ngoài quá mạnh, mao mạch dễ bị chảy máu gây tổn thương gan tim mạch và các cơ quan khác." nghiên cứu này cho biết.

Tại sao đánh vào mông lại ảnh hưởng đến IQ

Mô não nằm trong khoang sọ của hộp sọ, qua lỗ magnum kết nối với cột sống con người. Nếu cha mẹ đánh quá nặng, quá nhanh, mông của trẻ bị tác động đột ngột. Lực đánh có thể được truyền qua cột sống atlanto-chẩm doanh, có thể gây ra các biến dạng tổng thể của hộp sọ, gây thiệt hại cho thân não, hậu quả của việc đánh đòn vào mông trẻ có thể trở thành một thảm họa.

Bé trai bị đánh vào mông tổn hại nhiều hơn bé gái

Một số cha mẹ khi đánh vào mông con thường bắt bé nằm sấp trên giường, chiếu hoặc ghế dài mà không biết việc nằm ép chịu đòn này có thể khiến các vật liệu cứng ở phía dưới gây hại đến tinh hoàn, làm tụ máu tinh hoàn của trẻ. Dùng thắt lưng, khăn hay dép đánh vào mông con cùng gây tụ máu mông, cản trở máu lưu thông hoặc thậm chí viêm hoại tử.

{keywords}

Một số cha mẹ khi đánh vào mông con thường bắt bé nằm sấp trên giường, chiếu hoặc ghế dài mà không biết việc nằm ép chịu đòn này có thể khiến các vật liệu cứng ở phía dưới gây hại đến tinh hoàn, làm tụ máu tinh hoàn của trẻ. (ảnh minh hoạ)

Đánh vào mông thậm chí gây tổn hại tâm thần

Một số phụ huynh ngoài việc đánh đòn vào mông còn hay dùng cách kéo tai cách để giáo dục trẻ em. Mặc dù hình phạt này không gây tổn thương màng nhĩ, nhưng kéo tai của trẻ có khả năng gây tổn thương sụn tai, nhiễm trùng hoặc tụ máu.

Theo các chuyên gia chăm sóc trẻ em, "đánh đòn" và các phương thức bạo lực giáo dục khác ngoài việc gây tổn hại đến sức khỏe của trẻ em, còn rất bất lợi đối với sự phát triển tâm lý trẻ. Sự trừng phạt và đòn roi sẽ phá hủy sự thân mật giữa con cái và cha mẹ, đồng thời chúng cũng ảnh hưởng xấu đến tâm lý của trẻ.

Một số trẻ em nếu thường xuyên bị đòn roi có thể dẫn đến nổi loạn, có xu hướng bắt chước người lớn, dùng bạo lực để giải quyết vấn đề. Đối với trẻ nhút nhát, giáo dục bằng bạo lực sẽ khiến trẻ trở nên thiếu tự tin, rụt rè và trầm cảm.

Đánh đòn không chỉ khiến trẻ đau đớn xác thịt mà sẽ để lại những tổn thương nghiêm trọng cả vè tinh thần. Trẻ em sinh ra vổn mong manh, nhạy cảm, dễ bị tổn thương. Chỉ có cha mẹ kém cói mới dùng đòn roi để giáo dục con cái.

(Theo Khám phá)