{keywords}
 

Victor Vũ có vẻ ngoài của một tài tử nhưng anh chọn là một đạo diễn, và lại là "đạo diễn triệu USD" theo định nghĩa của giới truyền thông.

Từ Mỹ về Việt Nam, từ một ẩn số thành một mã số điện ảnh Việt, Victor Vũ cũng đã đi qua không ít thăng trầm, cả chê bai lẫn ca tụng.

Victor Vũ của hôm nay nói với Zing.vn rằng anh đã quen với những tranh cãi, miễn là cái nhìn điện ảnh của bản thân không thay đổi. "Tôi vẫn đúng nghĩa là một đứa trẻ mỗi khi ra phim trường", vị đạo diễn vừa làm nên thành công rực rỡ 100 tỷ đồng của Mắt biếc tự tả về mình.

{keywords}
 

- Kỷ niệm nào từ “Mắt biếc” còn đọng lại trong anh?

- Mắt biếc có nhiều kỷ niệm đẹp lắm nhưng có một kỷ niệm khiến tôi nhớ rất nhiều là thời gian quay ở đại học Sư phạm Huế. 5-6 ngày quay mà mỗi ngày tôi đều nhận được thư, postcard của các bạn diễn viên quần chúng. Họ chia sẻ, tâm sự những lời rất tình cảm. Điều đó khiến tôi và đoàn phim rất cảm động.

Khi mình đi làm phim, không tránh khỏi những cực nhọc nhưng cuối ngày lại nhận được những lá thư, những dòng tự sự ấm áp, ngọt ngào, cảm thấy quý lắm. Tôi cứ nhớ mãi những con người Huế tình cảm như thế, đó là quãng thời gian thực sự thoải mái.

- Khi bắt tay làm “Mắt biếc”, anh có nghĩ dự án này sẽ thành công đến thế này?

- Tôi không bao giờ chắc là Mắt biếc thành công hay là một bom tấn ngoài rạp. Bản chất Mắt biếc không có yếu tố thương mại, giật gân, gay cấn. Phim chỉ tập trung vào một câu chuyện kể. Ở đó, tôi đưa vào những tâm huyết đam mê của mình và cố gắng làm tốt nhất có thể.

Sự thành công luôn nằm ngoài kiểm soát của tôi vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Đó cũng là lý do tôi không bị áp lực quá nhiều vào chuyện doanh thu. Tôi cũng không muốn mình bị chi phối về vấn đề đó.

{keywords}
 

- 5 năm trước, “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” cũng thắng lớn ở phòng vé. Nhưng một vài dự án sau đó của anh lại thất bại về doanh thu. Anh có thể nói điều gì?

- Tôi sẽ nói một điều thú vị thôi là khi làm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, tôi và cộng sự đều không nghĩ phim thành công về thương mại. Nói chuyện ấy để một lần nữa thấy thị hiếu của khán giả là điều khó lường, khó đoán.

Quan điểm của tôi là đừng suy nghĩ quá nhiều về thị hiếu, quan trọng là mình hãy tập trung vào câu chuyện mà mình muốn kể, mang đến cho khán giả những gì mình cảm thấy tốt nhất. Còn bộ phim thành công hay không là điều không nằm trong tầm tay.

{keywords}
 

- Anh có bao giờ bước vào một dự án điện ảnh mà đặt trên bàn đạo diễn là yêu cầu thắng lớn từ nhà sản xuất hoặc là một tự nhủ của chính anh – phim của mình phải kiếm được lời?

- Không bao giờ vì như vậy theo tôi là rất nguy hiểm. Nếu mình có áp lực đó, mình sẽ đưa cái này, cái kia vào phim, làm sao để hấp dẫn, lôi kéo khán giả. Và như vậy, có khả năng, phim sẽ khác với hình dung ban đầu của người đạo diễn. Và đôi khi cái kết lại là không tốt hơn.

Điều khiến tôi có thể đứng vững trong vai trò của mình là luôn tập trung vào câu chuyện mình kể, thể loại mình làm thay vì những thành công về thương mại.

Như Mắt biếc cũng vậy, là một bộ phim không có quá nhiều yếu tố thương mại. Đó đơn giản là câu chuyện nhẹ nhàng, đầy cảm xúc, là một món ăn tinh thần có thể là hiếm trong thị trường hiện nay.

- Trong những mối quan hệ với nhà sản xuất, nhà phát hành, để giữ được tâm thế “không đặt vấn đề thương mại khi làm phim” là khó hay dễ, theo anh?

- Cũng khó. Tôi cũng là một nhà sản xuất, tôi hiểu được tâm lý của một nhà sản xuất. Thực sự là rất khó để bỏ qua câu chuyện thương mại khi làm phim. Nhưng chúng ta cũng phải xác định là không phải phim nào cũng thành công về thương mại. Điều đó là hết sức bình thường.

Thế nên thay vì cứ nghĩ đến thương mại thì tôi muốn tập trung tâm trí để tìm kiếm những đề tài thú vị, hấp dẫn. Cái đó tôi mới ưu tiên đặt hàng đầu. Cũng may là tôi có những người cộng sự có cùng quan điểm.

Đương nhiên ai cũng muốn phim của mình thắng. Nhưng tôi sẽ đặt mục tiêu đầu tiên là đóng góp một phần nào đó cho điện ảnh, để chúng ta có một nền điện ảnh nhiều thể loại hơn, để khán giả có nhiều sự lựa chọn hơn, chứ không phải một món ăn hoài. Là tôi nghĩ như vậy!

{keywords}
 

- Nhưng hỏi thật anh, cảm xúc sau một dự án phim thắng lớn và một dự án bị lỗ liệu có nhiều khác biệt?

- Tôi đôi khi cũng không biết sự khác biệt về cảm xúc như thế nào với hai kết quả ấy. Nhưng việc những tác phẩm của mình có thể liên tục thành công là điều khó, giữ được phong độ đó không phải chuyện dễ dàng, ngay cả với các đạo diễn nổi tiếng trên thế giới.

Tôi chỉ biết mỗi bộ phim mình làm ra đều là những tác phẩm mà mình cảm thấy tâm huyết và chỉn chu nhất. Một bộ phim có thể làm rất tốt nhưng ra ở một thời điểm không tốt, có thể lại không thành món ăn khách.

Đó mới là thị trường. Quan trọng là mình biết là mình phải tiết tục cố gắng tìm những dự án xứng đáng để khai thác.

- Năm 2019, nhiều dự án phim Việt thông báo có lãi. Đó có phải là một tín hiệu mừng?

- Tốt chứ, nhất là với phim Việt. Đó là một tín hiệu vui, chứng tỏ thị trường của mình đang phát triển và khán giả vẫn khao khát phim Việt.

- Nhưng chất lượng lại là vấn đề đáng bàn. Nhiều ý kiến cho rằng năm 2019, điện ảnh Việt vẫn chưa có nhiều tác phẩm tốt. Do vậy, trước khi “Mắt biếc” ra rạp, không ít người kỳ vọng đây sẽ là dấu chấm đẹp cuối năm?

- Nhìn lại năm 2019, tôi thấy cũng không khác năm 2018 và những năm trước. Thị trường luôn có phim tốt và có phim không tốt, mà thực ra thị trường nào cũng vậy. Còn về sự kỳ vọng của mọi người với tôi, tôi luôn mong rằng mình đã không và sẽ không làm mọi người thất vọng.

{keywords}
 

- Anh của ngày hôm nay đã có một mã số điện ảnh riêng. Nhưng anh từng đi qua nhiều thăng trầm, có tung hô, ca ngợi nhưng cũng có cả tranh cãi, phê phán. Nhìn lại cả chặng đường đã đi, anh nhận diện thế nào về chính mình?

- Tôi luôn luôn nghĩ mình là một người đam mê với công việc. Mỗi khi ra phim trường, tôi lại như một đứa trẻ con vô cùng hào hứng. Điều ấy không bao giờ thay đổi cho đến tận hôm nay,

Với những tranh cãi, tôi cũng quen rồi. Làm nghề này, phải chấp nhận bị mọi người soi hoặc có ý kiến trái chiều, miễn là cách mình nhìn điện ảnh không bao giờ thay đổi là được.

- Người ta vẽ anh rất nhiều màu, còn nếu để nói về mình, anh thấy mình có gì riêng biệt?

- Nói về riêng mình thì hơi khó. Nhưng tôi có thể nói rằng tôi không sợ mạo hiểm với những đề tài mới. Và những đề tài an toàn chưa chắc là thứ tôi muốn khai thác. Tôi đang không chỉ nghĩ cho sự nghiệp của mình mà còn suy nghĩ rất nhiều cho nền điện ảnh Việt Nam và thị trường trong nước.

Cùng với đó, là nghĩ đến khán giả. Tôi không biết thị trường cần gì nhưng tôi biết thị trường đang thiếu gì. Do vậy, tôi luôn luôn cố gắng tìm tòi cái mới, bất chấp cả sự không an toàn.

{keywords}
 

- Khi đã làm bố, cách anh làm phim có khác?

- Sẽ không thay đổi những quan điểm về nghề, về cách làm phim nhưng sẽ khác trong cách mình nhìn nhận. Khi làm bố, có một đứa con, con người tôi thay đổi rất nhiều. Cái tôi của mình rút xuống chỉ còn “zero”.

Nhưng, nó đồng thời mở rộng cách nhìn về tất cả mọi thứ xung quanh và đưa mình thành người cảm xúc và kiên nhẫn hơn. Mắt biếc chính là ví dụ cho điều ấy. Mắt biếc đến đúng lúc tôi có con và là dự án tôi cần ở năm 2019.

- Anh là một ông bố như thế nào?

- Tôi hy vọng và cố gắng là một người có trách nhiệm và thương con nhất có thể. Hiện tại, tất cả tôi ưu tiên cho bé, có thứ trước là rất quan trọng nhưng giờ không quan trọng nữa hoặc phải đặt sau bé.

- Sau "Mắt biếc", anh sẽ làm gì?

- Tôi sẽ đi nghỉ dưỡng, dù chưa biết đi đâu (cười).

Mời quý vị xem clip:

Theo Zing.vn

Victor Vũ: 'Tình yêu thời học trò của tôi rất thê thảm và bi kịch'

Victor Vũ: 'Tình yêu thời học trò của tôi rất thê thảm và bi kịch'

“Tôi có tình yêu trễ hơn rất nhiều so với bạn bè cùng trang lứa. Phải 21 tuổi tôi mới có mối tình đầu tiên”, Victor Vũ chia sẻ.