"Một vị sếp tồi không chỉ hủy hoại sự nghiệp của bạn mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống riêng tư. Sếp tốt sẽ giúp bạn phát huy hết khả năng và có ảnh hưởng tích cực tới mọi phương diện trong cuộc sống bạn", chuyên gia lao động Mỹ Lynn Taylor khẳng định. Dựa trên cuộc phỏng vấn với bà Taylor và sử dụng cuốn Bad Bosses, Crazy Coworkers and Other Office Idiots, Business Insiderđưa ra một số dấu hiệu nhận biết sếp tồi và cách đối phó. |
Sếp hay nói dối: Đây là dạng sếp không đáng tin cậy, nhân viên không thể phát triển mối quan hệ tốt với kiểu người này. "Các vị sếp hay nói dối sẽ không bao giờ nhận sai và hay đổ lỗi cho người khác. Họ không thể chấp nhận được sự thật", chuyên gia Taylor cho biết. Ảnh: Shutterstock. |
Sếp không bao giờ sai:Lexi Reese, COO của Gusto, cho rằng cách tốt nhất để sếp kết nối với nhân viên là thừa nhận rằng bản thân mình cũng là con người và có thể mắc sai lầm."Nhận sai là cách sếp nói với nhân viên rằng đây là môi trường chấp nhận rủi roan toàn để chấp nhận các rủi ro. Không làm được điều đó, người sếp không khuyến khích được sự đổi mới và sáng tạo", chuyên gia Taylor nói. Ảnh: Getty |
Hứa thật nhiều, thất hứa thật nhiều: Một vị sếp luôn hứa hẹn hão là người lãnh đạo không đáng tin cậy. Khi những lời hứa như tăng lương hay thăng chức không trở thành hiện thực, bạn cần hiểu sếp mình là kiểu người như thế nào. Ảnh: Shutterstock. |
Chê khi nhân viên mắc sai lầm nhưng không khen khi họ làm tốt: Sếp của bạn có thường chê bai bạn trước mặt mọi người, khiến bạn cảm thấy vô cùng xấu hổ? Một vị sếp tốt sẽ nhắc nhở nhân viên riêng. Ảnh: Getty. |
Muốn nhân viên trở thành bản sao của mình: Mọi người thường thích những người có tính cách và cư xử giống mình. Tuy nhiên một vị sếp giỏi hiểu rằng sự khác biệt sẽ giúp nâng cao hiệu năng của công ty. Theo Sally Boyle, Giám đốc nhân sự Goldman Sachs, nếu sếp ép bạn phải tuân thủ tuyệt đối những gì ông ấy muốn, hãy thực hiện một số hướng dẫn nhất định, nhưng cũng cần có chính kiến của riêng mình.Ảnh: Getty. |
Sếp quá để ý tới tiểu tiết: Sếp muốn nắm rõ nội dung mọi cuộc họp, thư điện tử và cả các cuộc điện thoại? Hãy ghi chú cụ thể và gửi cho ông/bà ấy. Sếp của bạn sẽ biết bạn là người cẩn thận và "tha" cho bạn. Ảnh AP. |
"Nắm đầu" nhân viên kể cả trong ngày nghỉ: Sếp không để bạn yên kể cả trong những ngày cuối tuần hay ngày lễ? Chuyên gia Taylor cho rằng bạn cần thông báo chi tiết mọi công việc cho sếp trước khi nghỉ và trấn an ông/bà ta ra rằng mọi thứ đều đã được sắp xếp ổn thỏa. Ảnh: Reuters |
Sếp thiên vị ra mặt: Khi cấp trên quá ưu ái người khác, công lao và sự đóng góp của bạn sẽ không được nhìn nhận đúng mức, khiến bạn mất lửa. Bản thân sếp cũng sẽ không hiểu rằng ông/bà ta đối xử với bạn thiếu công bằng. Ảnh: Getty. |
Không tôn trọng quan điểm cá nhân: Những ông chủ không tôn trọng ý kiến người khác sẽ làm nhụt chí tiến thủ của các nhân viên. Tuy nhiên, chuyên gia Taylor cho rằng nhân viên "cần nhận thức rõ sự khác biệt giữa việc tranh luận để giải quyết vấn đề với sự cứng đầu”. "Hãy thay đổi cách lập luận của bạn, cung cấp đầy đủ những tài liệu xác thực", bà Taylor nhấn mạnh. Ảnh: Forbes. |
Sếp thích buôn chuyện: Một người quản lý có thói quen tung tin đồn, buôn chuyện, châm ngòi mâu thuẫn và ly gián trong công ty rõ ràng là người lãnh đạo thiếu chuyên nghiệp. Chuyên gia Taylor cho rằng trong trường hợp này, bạn hãy “tránh xa cuộc chiến". Cách tốt nhất là nói với sếp: "Vâng, tôi chưa từng biết chuyện đó. Nhân lúc sếp đang ở đây, tôi muốn báo thông tin tốt về dự án X". Ảnh: Invest Global. |
Sếp đùa cợt, tán tỉnh nhân viên: Những lời đùa cợt quá đáng của sếp có thể làm tổn thương nhân viên nghiêm trọng. Và hành vi cợt nhả mang tính chất tán tỉnh, quấy rối tình dục sẽ là rất nghiêm trọng. Chuyên gia Taylor cho rằng với những hành vi đùa cợt quá đáng của sếp, nhân viên cần đưa ra quan điểm rõ ràng và dứt khoát. Ảnh: USA Today. |
Sếp ép nhân viên làm việc đến kiệt sức: Chuyên gia Taylor khẳng định với các sếp bắt nhân viên làm việc liên tục, bạn có cố gắng 24/7 cũng không thể làm họ hài lòng. "Sếp của bạn phải hiểu rằng bạn cần có thời gian nghỉ ngơi để tái tạo sức lực. Hãy lên tiếng, nếu không sếp sẽ tiếp tục ép bạn". Ảnh: Nikkei. |
(Theo Zing)