Tiềm năng BĐS nghỉ dưỡng
Báo cáo diễn biến thị trường BĐS nghỉ dưỡng do DKRA Việt Nam công bố, trong quý I/2019 có khoảng 1.751 phòng được tung ra thị trường. Tiếp đó, Savills cũng dự đoán, trong giai đoạn 2019-2022, dự kiến Việt Nam sẽ có khoảng 45.650 phòng sắp gia nhập thị trường. Như vậy, trung bình có 11.400 phòng được đưa vào khai thác mỗi năm.
BĐS nghỉ dưỡng vẫn là kênh đầu tư giàu tiềm năng. (Ảnh dự án SunBay Park Hotel & Resort Phan Rang) |
Nguồn cung lớn có thực sự là thách thức đối với BĐS du lịch hay không? Các chuyên gia cho rằng, nếu so với tiềm năng phát triển của du lịch Việt Nam thì con số ấy chưa phải là cao. Tăng trưởng du lịch của Việt Nam đang ở mức 30%/năm, thuộc nhóm đứng đầu thế giới. Trong khi đó, theo GS. Đặng Hùng Võ, nếu so với Thái Lan hay Philippines thì tổng nguồn cung của Việt Nam vẫn thấp.
Như vậy có thể thấy, nguồn cung lớn không phải là lực cản chính. Tuy nhiên, thị trường ghi nhận thực trạng “kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra”. Một số dự án, đặc biệt tại những vùng biển từ miền Trung đổ vào thường xuyên trong tình trạng cháy phòng dù không trong mùa lễ. Cùng thị trường ấy, một số dự án cùng phân khúc lại ế dài trong nhiều năm. Điều này dẫn tới việc có nhà đầu tư thắng lớn, có nhà đầu tư lại không được như mong đợi.
Dự án thế nào sẽ được lòng nhà đầu tư?
Sau khi thị trường có những vận động điều chỉnh, nhà đầu tư BĐS du lịch đã có những tiêu chí rõ ràng và khắt khe hơn cho những dự án mà mình bỏ vốn đầu tư.
Vị trí, vị trí và vị trí, tiêu chí “vàng” này càng trở nên quan trọng đối với BĐS du lịch. Giám đốc điều hành một công ty lữ hành cho biết: “Hầu hết du khách đều muốn tận hưởng không gian nghỉ dưỡng đồng thời tìm nơi lưu trú thuận tiện di chuyển đến nhiều địa điểm thăm quan khác nhau. Vì thế, công ty thường nhắm tới đăng ký thuê sớm số lượng lớn hoặc nhanh chân đầu tư vào các tổ hợp có vị trí và tầm nhìn đẹp để đưa khách về với chính sách giá tốt nhất”.
Tiếp theo, kinh doanh BĐS du lịch là kinh doanh trải nghiệm. Bởi vậy, sở hữu đa dạng tiện ích và khả năng cá nhân hóa trải nghiệm của du khách là tiêu chí thứ hai được các nhà đầu tư đặt lên bàn cân nhằm tính toán khả năng tối ưu hóa lợi nhuận khi dự án đi vào vận hành.
Ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels Châu Á - Thái Bình Dương cũng cho rằng, những dự án khách sạn hay resort được định vị tốt với thiết kế ấn tượng, ẩm thực chất lượng, tiện ích và dịch vụ độc đáo hiện đang có giá phòng và công suất hoạt động tốt hơn những sản phẩm tiêu chuẩn.
Những sản phẩm được chú trọng sẽ ít bị ảnh hưởng bởi lượng nguồn cung đại trà trong tương lai. (Ảnh dự án SunBay Park Hotel & Resort Phan Rang) |
SunBay Park Hotel & Resort Phan Rang là một điển hình. Theo chủ đầu tư, đây là dự án hàng đầu tại Ninh Thuận với mô hình sản phẩm du lịch thông minh thế hệ mới - ApartHotel cùng chi phí hợp lý. Hệ thống 101 tiện ích 5 sao sẽ có khả năng đáp ứng được nhu cầu của nhiều nhóm du khách khác nhau.
Thế nhưng, hấp lực của SunBay Park Hotel & Resort Phan Rang có lẽ sẽ không lớn đến thế nếu không tính đến yếu tố thứ ba, cũng là tiêu chí quan trọng nhất: Chủ đầu tư và đơn vị vận hành.
Đầu tư vào một dự án có chủ đầu tư đồng thời là đơn vị vận hành khai thác được coi như một giải pháp tốt và an toàn thì giải pháp đột phá và hoàn hảo là đặt niềm tin vào những đơn vị 3 trong 1: Chủ đầu tư - Đơn vị khai thác và Doanh nghiệp lữ hành.
Nếu chủ đầu tư có khả năng xây dựng một điểm đến lý tưởng thì doanh nghiệp lữ hành chịu trách nhiệm đưa khách về để đơn vị vận hành thiết kế trọn vẹn hành trình trải nghiệm của du khách.
Crystal Bay là một trong những thương hiệu điển hình. Năm 2018, mảng lữ hành của Tập đoàn du lịch này đón 360.000 du khách quốc tế tới Việt Nam. Ngoài việc chủ động được nguồn khách, kinh nghiệm lâu năm trong ngành cho phép đơn vị này vận hành dự án một cách hiệu quả nhờ thấu hiểu được thị hiếu của nhiều nhóm du khách.
Giới chuyên gia nhận định, cuối cùng, thị trường sẽ được hưởng lợi sau cuộc sàng lọc này và “con gà” sẽ luôn “đẻ trứng vàng” vào tay những nhà đầu tư tỉnh táo.
Doãn Phong