Sáng nay (7/1), tác giả Lê Nguyên Phương ra mắt sách "Dạy con trong hoang mang 2" tại Hà Nội. Cuốn sách được ví như cuốn cẩm nang cần thiết dành cho các phụ huynh trong việc nuôi dạy con.

"Dạy con trong hoang mang" ngay từ lần đầu ra mắt vào tháng 6/2017 đã được bạn đọc đón nhận nhiệt thành. 12.000 bản "Dạy con trong hoang mang" đã được in trong vòng hơn 5 tháng kể từ ngày ra mắt. Dựa trên những phản hồi của bạn đọc TS Lê Nguyên Phương sau khi về Mỹ đã bắt tay vào thực hiện Dạy con trong “hoang mang” 2.

{keywords}
TS Lê Nguyên Phương chia sẻ: "Khi viết bộ "Dạy con trong hoang mang", điều mong muốn duy nhất của tôi là thế hệ con cháu của chúng ta không phải gánh chịu những khổ đau mà chúng ta đã và đang trải qua.

Dạy con trong “hoang mang” 2 bao gồm 29 bài viết dựa trên trục các chủ đề được bố mẹ Việt Nam quan tâm, gửi thắc mắc và cần hỗ trợ. Có những chủ đề được phân tích, chia sẻ trong một bài viết, nhưng cũng có những chủ đề được chia sẻ thành nhiều bài liên tiếp. Từ câu chuyện "Thiên đàng đổ vỡ", chia sẻ về nỗi đau của những đứa trẻ phải chứng kiến bạo hành trong gia đình, những di chứng về tâm hồn mà chúng phải gánh chịu; ảnh hưởng rõ rệt của các di chứng này trong đời sống của con cái đến "Sau lời chia tay" nói về những tổn thương trẻ có thể hứng chịu do quá trình ly hôn của cha mẹ và những diễn biến trong tâm lý, hành vi của trẻ theo tiến trình thời gian sau khi sự việc xảy ra; từ câu chuyện hiểu sao cho đúng về phương pháp "tâm bình an", "nuôi con an yên" theo phong trào đang rộ lên thời gian gần đây, chính là "khả năng tự phục hồi cảm xúc" trong khoa học, đưa ra một cái nhìn thấu đáo nhưng cũng thẳng thắn chỉ ra những "lỗ hổng" trong nhận thức của nhiều người về vấn đề này.

{keywords}

Các chủ đề trong "Dạy con trong hoang mang 2" mở rộng từ gia đình đến nhà trường, từ gia đình đến xã hội. Nếu "Để con nhảy múa" đề cập đến hiện tượng các bố mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng và khuôn phép lên con mình, khiến con không được tự do sáng tạo và thoải mái như chính con đáng có, đến những câu chuyện lớn về nhân sinh quan của đời người như "Công ơn dưỡng dục", nói về mối tương quan giữa con người với thế giới, với vạn vật, hay "Muối của đất công chính", nói về ý thức liêm chính trong xã hội có thể bắt đầu từ khi trẻ còn rất nhỏ…

Trong buổi ra mắt tại Hà Nội, TS Lê Nguyên Phương chia sẻ: "Khi viết bộ "Dạy con trong hoang mang", điều mong muốn duy nhất của tôi là thế hệ con cháu của chúng ta không phải gánh chịu những khổ đau mà chúng ta đã và đang trải qua. Khổ đau đó một phần vì những vô minh của thế hệ đi trước. Chúng ta chỉ có thể giải quyết những "di sản" đó khi thân tâm chúng ta được chuyển hóa để có thể sống mỗi ngày mỗi sáng suốt, định tĩnh và trong lành hơn".

T.Lê