- Hiện tượng Đỗ Nhật Nam tuần qua dấy lên dư luận dạy trẻ như thế nào để trẻ phát huy được năng khiếu, sở thích cá nhân nhưng không bị ảnh hưởng bởi cái nhìn của người lớn.

Các tin liên quan

Từ phát ngôn 'thần đồng' đến clip xé đề cương

"Thần đồng là một đứa trẻ, hãy nhìn nhận công bằng"

Tranh cãi về 'sự già' quá mức của 'thần đồng' 12 tuổi

Clip 'Thần đồng Việt' phát biểu gây sốc

{keywords}
Ảnh minh họa

Những ý kiến ủng hộ cậu bé 12 tuổi này cho rằng ở Việt Nam, với phương pháp giáo dục như hiện nay, rất ít trẻ có được sự tự tin như Nhật Nam. Đó là kết quả của sự giáo dục có định hướng tốt của bố mẹ cậu bé, chứ không phải là sự bắt chước, lên gân, đánh mất tuổi thơ như nhiều người đánh giá.

Hầu hết trẻ con Việt Nam nhút nhát, rụt rè, sợ hãi trước người lạ, đám đông. Chúng không quen đưa ra những quan điểm, chính kiến của riêng mình và cũng chẳng mấy ai khuyến khích chúng làm vậy. Trẻ con chỉ nên thả diều, bắn bi, đọc truyện tranh. Chính vì thế, một cậu bé chỉ thích đọc sách, mà phải là sách khoa học, chính trị, tin học bị cho là không bình thường, là giả tạo, là bị áp đặt từ bố mẹ. Tuy nhiên, một số ý kiến đặt giả thiết nếu như đó là sở thích thực sự của Nhật Nam, thì việc người lớn không can thiệp tới chúng lại là một cách giáo dục đáng quý.

Không nên dạy trẻ áp đặt

Độc giả Jacky Khoa cho rằng người lớn không nên dạy trẻ theo cách áp đặt. Trong khi bạn đọc Hoàng Nguyên quan niệm việc để trẻ tự do phát triển cần đi kèm với sự định hướng của gia đình và nhà trường. Ví như trong trường hợp của Nhật Nam, một đứa trẻ có thể nói là có tài, thì gia đình cần can thiệp kịp thời để sự tự tin của Nam không trở thành tự kiêu và tự mãn về bản thân.

Bạn Cocojane ủng hộ cách giáo dục của những bậc phụ huynh khuyến khích con trẻ đọc sách. “Tôi nghĩ rằng, các bậc cha mẹ cần phải khuyến khích con mình đọc sách nhiều hơn. Đọc sách chính là làm giàu trí tuệ, nâng cao giá trị bản thân, hiểu được giá trị đích thực của cuộc sống và đặc biệt là góp phần nâng cao dân trí xã hội”.

Một phụ huynh từng là giáo viên chia sẻ quan điểm: “Nền giáo dục nước nhà đã làm các cháu quá thụ động, không dám phát triển khả năng tư duy, và bị áp đặt quá nhiều. Tôi đã từng là giáo viên, nhưng tôi không chấp nhận cách dạy học rập khuôn, sáo rỗng hiện nay. Nó không khơi gợi cho học sinh sự sáng tạo tìm tòi...

Tại sao phải thế? Hãy để cho trẻ phát triển một cách tự nhiên, có đủ tự tin vào bản thân”.

Xã hội toàn người không có khả năng đặc biệt?

Một bạn đọc tên Dương cũng tán thành với ý kiến “xã hội bây giờ toàn những người trình độ đều đều, không có khả năng gì đặc biệt…”

Anh Nguyễn Văn Khoa quan niệm cần khuyến khích trẻ bày tỏ quan điểm, mơ ước, hoài bão. “Nếu trẻ thành công, trở thành thiên tài, người có ích cho xã hội thì chúng ta vui. Nhưng nếu trẻ thất bại thì cũng là lẽ tự nhiên…”.

Độc giả Nguyễn Hữu Hạnh cho rằng ngoan ngoãn, lễ phép không đồng nghĩa với sự rụt rè, sợ sệt và tôn kính một cách thái quá. “Phải dạy trẻ tự tin tranh luận, tự tin học hỏi, không sợ thất bại, miễn là đừng xấc xược, hỗn láo” – độc giả Hạnh nên quan điểm.

Độc giả Võ Đại Nghĩa đưa ý kiến: Hiện Việt Nam ta ít có ai dám nghĩ và không tin vào truyền thống cũng như sống theo khuôn khổ định ra, không cho phép mình thoát khỏi cái cũ. Truyền thống tục lệ chưa chắc đã đúng, giống như tại sao trẻ con phải thả diều?

Mỹ hay các nước khác phát triển được là do họ biết tôn trọng cái mới cái khác người...

Ý kiến khác của bạn xin gửi về địa chỉ bangiaoduc@vietnamnet. Trân trọng cảm ơn!

  • Hoàng Lan Huyền