- Đề thi môn Ngữ văn, tuyển sinh lớp 10 sáng nay tại TP.HCM được nhiều học sinh cho là hấp dẫn và gợi mở.

Đề thi có ba câu, câu 1 (3 điểm) thuộc dạng đọc – hiểu, câu 2 (3 điểm) yêu cầu viết bài văn ngắn thuộc phần nghị luận xã hội và câu cuối 4 điểm là nghị luận văn học.

“Cầm đề thi mà em thở ra luôn vì mừng quá” – Nguyễn Hạ Châu Thái, thi tại điểm Trường THCS Trường Chinh (Quận Tân Bình) vui vẻ cho biết.

Thái nhận xét câu 1 và câu 3 đều nằm trong đề cương ôn tập của em, trong đó câu 1 là câu ăn điểm chắc chắn.

{keywords}
Sau buổi thi đầu tiên. Ảnh: Đinh Quang Tuấn

“Dạng câu hỏi đề mở như câu 2 – “Phải chăng chỉ có những điều ngọt ngào mới làm nên yêu thương?” – em cũng đã được ôn luyện nhiều. Để làm bài này, em triển khai lần lượt các ý: Yêu thương là gì? Vì sao phải yêu thương? Con người phải làm gì để yêu thương nhau? Sau cùng là em liên hệ bản thân”. Thái cũng dự đoán em được tối thiểu 8 điểm bài thi văn.

Hà Thị Tiên, thi tại điểm thi trường THCS Trường Chinh đồng tình với Thái khi cho rằng đề thi dễ thở. “Em thấy câu 2 hay, nhưng không chắc em làm có bị lạc đề không vì em làm theo hướng ước mơ”.

Theo Tiên, em đã chờ đợi một đề thi có liên quan tới chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Obama tới Việt Nam mới đây. “Hôm trước, cô giáo ôn thi cho em cũng nhắc tới việc đề thi năm nay câu hỏi mở có thể bám thời sự, nên phải đặc biệt lưu ý đến chuyến thăm đó”.

Nhóm thi sinh Thanh Sang, Minh Tuấn tự đánh giá với đề thi này mình sẽ được tối thiểu7 điểm.

Tại hội đồng thi THPT Nguyễn Hữu Huân (Quận Thủ Đức), thí sinh Thanh Thảo, Trường THCS Hoa Lư cũng cho rằng, đề thi tương đối dễ và có nhiều câu hay. “Câu số 3 là câu hay nhất, em rất thích đề thi này.

Còn thí sinh Thảo Vy, học sinh THCS Hoa Lư cho biết, tất cả các câu hỏi trong đề thi đã từng được làm ở dạng tương tự trong bài kiểm tra ở lớp. Vì vậy, đề thi này không gây nhiều bất ngờ cho học sinh.

Với ThảoVy, câu hỏi em ấn tượng nhất là câu 2. Yêu cầu của câu hỏi này là “Phải chăng chỉ có những điều ngọt ngào nhất mới làm nên yêu thương. Em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi)trả lời cho câu hỏi trên?”.

Theo Thảo Vy, đây là câu hỏi có tính mở, gợi cho học sinh nhiều suy nghĩ. “ Em không nghĩ chỉ có ngọt ngào mới yêu thương ,có những cái cay đắng nhưng cũng làm nên yêu thương. Giống như lúc hạnh phúc,người ta vẫn cười ra nước mắt vậy” -- Vy nói

Học sinh này cũng cho rằng, ngoài câu hỏi số 2 tâm đắc nhất, thì câu hỏi số 3 - yêu cầu nêu cảm nhận về nhân vật anh than hniên trong đoạn trích từ tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa, yêu cầu liên hệ của thế hệ trẻ trong một tác phẩm văn học khác hoặc trong thực tế đời sống để thấy được vẻ đẹpcủa sức trẻ Việt Nam - cũng là một câu hỏi hay.

“Em liên hệ với nhiều tình huống ở thực tế sống, đó là những vấn đề như thanh niên tình nguyện, những thanh niên viết đơn tình nguyện đi bộ đội, những cô giáo, thầy giáo hi sinh tuổi xuân  cắm bản đem lại chữ viết cho trẻ em vùng sâu, vùng xa”.

Trong khi đó, thí sinh Hoàng Hải, THCS Lê Quý Đôn, đăng kí nguyện vọng 1 vào THPT Nguyễn Hữu Huân, Thủ Đức cũng cho rằng “Nói đề văn dễ cũng không dễ, nhưng khó cũng không khó. Nhưng em hài lòng với đề thi này. Em nghĩ đề thi sẽ chọn lọc được học sinh và phân ban rõ ràng” .

 

Thạc sĩ Hồ Hoài Khanh, giáo viên Ngữ văn trường THPT Nhân Việt, nhận định đề thi Tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm học 2016-2017 tại TP.HCM:

 Tuy cấu trúc không khác nhiều vớiđề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm ngoái (2015) nhưng quả thật đề thi năm nay(2016) có độ “nặng” hơn rất nhiều. Đề thi vẫn có 3 câu hỏi hướng đến phần đọchiểu, phần nghị luận xã hội và nghị luận văn học.

Trong đó, đề đọc hiểu học sinhsẽ làm bài tương đối dễ dàng vì đã được định hướng và ôn tập trước đó. Tuynhiên đề nghị luận xã hội hướng đến nghị luận 1 tư tưởng đạo lí chứ không phảilà hiện tượng đời sống thời sự, hấp dẫn như mọi năm nên sẽ gây 1 chút lúng túng cho học sinh.

 Đặc biệt, đề thi phân hóa rõ nhất ở câu nghị luận văn học, đó là đề cho một đoạn văn bản trong truyện ngắn “Lặnglẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long và yêu cầu học sinh cảm nhận vẻ đẹp nhân vậtanh thanh niên, từ đó liên hệ với những tác phẩm khác trong SGK hoặc ở ngoài thực tế. Nghĩa là đề có hướng mở khá rộng.

 Với đề thi này, học sinh không có những đơn vị kiến thức và trải nghiệm nhất định thì khó lòng làm tốt, đặc biệt là không thể nào học tủ. Đề thi như thế này có thể hơi quá sức với học sinh nhưng lại rất “đúng chất” với môn văn.

 So với đề thi Ngữ văn tại Hà Nội ngày 8/6/2016 thì đề thi của TP.HCM gần giống với đề thi THPT Quốc gia hằng năm hơn. Nếu như đề thi Hà Nội hướng học sinh đến kiến thức ngữ pháp nhiều thì đềthi của TP.H CM hướng học sinh đến cảm thụ văn học nhiều hơn.

 Đề thi khá mở, hướng nhiều đếncảm thụ văn học, mong giáo viên cũng chấm theo hướng mở. Với đề thi này dự đoán điểm thi có lẽ sẽ không cao. 

  • Lê Huyền – Ngân Anh