Nhiều chuyên gia cho rằng, các cơ chế thu hút đầu tư trong dự luật vẫn chưa đủ hấp nhà đầu tư. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, cần có thêm các chính sách để thu hút đầu tư tư nhân trong hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí. Đồng thời làm rõ các khái niệm về áp dụng chính sách ưu đãi trong hoạt động xuất - nhập dầu khí.

Mặt khác, dự thảo luật cũng nên thiết kế bổ sung quy định về tước bỏ ưu đãi với nhà đầu tư trong trường hợp nào, phòng trường hợp bị lạm dụng ưu đãi. Ưu đãi phải có nguyên tắc, có quy định việc thu hồi ưu đãi nếu sai phạm, không tuân thủ các quy định.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong 

Từ đó, ông Phong đề xuất nên giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 25% xuống còn 20%; tăng thuế xuất khẩu lên gấp đôi để tránh xảy ra câu chuyện “mua đắt mua rẻ”. Đồng thời phải đặc biệt chú ý tới vấn đề đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Đồng tình cần có điều khoản, quy định về thu hồi ưu đãi, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh cho rằng, việc này là theo nguyên tắc thị trường. Tuy nhiên, cách thể hiện trong luật thế nào để mang tính cảnh báo nếu trường hợp nhà đầu tư không đảm bảo môi trường, công nghệ, đầu tư.

“Khi làm việc với doanh nghiệp nước ngoài, nếu họ “đem lại chiếc bánh to hơn” thì sẽ có chính sách kéo dài ưu đãi, mang tính chất “thưởng” cho họ. Vì vậy rất nên thiết kế chính sách thưởng ưu đãi cho nhà đầu tư trong thăm dò, khai thác dầu khí”, ông Thành gợi mở.

Nên có quy định riêng về thẩm định môi trường 

Ông Phạm Văn Sơn, Giám đốc điều hành Trung tâm ứng phó sự cố môi trường Việt Nam quan tâm tới các quy định về bảo vệ môi trường. Chẳng hạn như việc tổ chức tiến hành hoạt động dầu khí phải trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch phòng ngừa và ứng phó khẩn cấp sự cố môi trường; phải xây dựng văn bản riêng, kế hoạch riêng và phải được thẩm định, phê duyệt.

Theo ông Sơn, việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường không phải chỉ mang tính hình thức mà phải có thẩm định, kiểm tra, đánh giá và giám sát các vấn đề liên quan tới môi trường. Chứ không phải sau khi làm xong thủ tục được phê duyệt thì “coi như xong” và “cất vào tủ”.

Vì vậy, ông đề xuất hoạt động xây dựng, thẩm định về môi trường liên quan tới dầu khí nên có một điều quy định riêng cụ thể về việc này.

Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý và doanh nghiệp hoạt động dầu khí xây dựng kế hoạch, thẩm định và thực hiện. Cơ quan quản lý kiểm tra đánh giá, hàng năm phải kiểm tra xem doanh nghiệp có tuân thủ thực tế hay không.

TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh 

TS. Đoàn Văn Thuần, Viện Dầu khí Việt Nam đề xuất có thêm cơ chế đặc thù cho các phép các nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí thì có quyền chôn lấp CO2 với mỏ dầu khí đó theo cách Indonesia đang làm hiện nay.

Đây cũng là cách để thực hiện giảm phát thải CO2 nhằm thực hiện cam kết đưa phát thải ròng về 0 mà Việt Nam đã cam kết tại Hội nghị COP26 vừa qua.

Tiến sĩ Võ Trí Thành cũng đánh giá đây là đề xuất mới chưa có trong dự thảo luật Dầu khí sửa đổi đang được Quốc hội bàn. Cơ chế này giống như tín chỉ các bon, doanh nghiệp có đóng góp thì có ưu đãi cho họ.

Điểm mới trong dự thảo Luật là mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 25% và mức thu hồi chi phí tối đa 80% áp dụng đối với lô dầu khí được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt. Nội dung này được đề xuất trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo chính sách của một số nước trong khu vực có hoạt động dầu khí tương đồng với Việt Nam. Cụ thể, mức thuế suất ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp của Thái Lan là 20%, Malaysia 25%, Trung Quốc 25%, Myanmar 30%; mức thu hồi chi phí (tối đa) của Malaysia là 75%, Indonesia 90%.

Đối với mức thuế suất ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp 25% áp dụng cho hợp đồng dầu khí của lô dầu khí được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt, để có thể áp dụng được ngay sau khi Luật Dầu khí (sửa đổi) có hiệu lực.

Điều 62 dự thảo Luật quy định việc sửa đổi khoản 2 Điều 10 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 : “Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí khí từ 25% đến 50% và tài nguyên quý hiếm khác từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh”.

Cần phải có chính sách bảo hộ dịch vụ dầu khí nội địa

Cần phải có chính sách bảo hộ dịch vụ dầu khí nội địa

Đại biểu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề nghị cần có chính sách bảo hộ dịch vụ dầu khí nội địa, có lộ trình chung để phát triển năng lực khoa học kỹ thuật công nghệ quốc gia; dần gỡ bỏ tiềm thức doanh nghiệp nội chỉ làm gia công.
Luật hóa Quỹ tìm kiếm thăm dò dầu khí là phù hợp với thông lệ quốc tế

Luật hóa Quỹ tìm kiếm thăm dò dầu khí là phù hợp với thông lệ quốc tế

Tại phiên họp Ủy ban Thường vụ cho ý kiến về dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) vào chiều 14/4, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Nguyễn Mạnh Hùng mong muốn luật quy định Quỹ tìm kiếm thăm dò dầu khí.
Việt Nam - Ấn Độ ký kết hợp tác quốc phòng, hạt nhân dân sự, dầu khí

Việt Nam - Ấn Độ ký kết hợp tác quốc phòng, hạt nhân dân sự, dầu khí

Chiều nay (21/12), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Cộng hoà Ấn Độ Narendra Modi đã đồng chủ trì hội đàm cấp cao trực tuyến Việt Nam - Ấn Độ.