Lần đầu tiên họa sĩ Thành Chương đã rơi nước mắt khi nói về ‘đứa con’ tinh thần của mình là Việt Phủ. “Công sinh thành đã lớn, công dưỡng dục còn lớn hơn” câu nói ngắn gọn như một sự trải lòng về 15 năm gắn bó của vị họa sĩ với công trình của mình.

{keywords}
Một góc trong Phủ Thành Chương

Với ý định khai sinh ra Việt Phủ như một chốn đi về của riêng mình, nơi ông có thể thỏa sức xếp đặt những món đồ cổ được dày công sưu tầm của mình đã phủ kín bụi bấy lâu trong kho, ý định ban đầu của Thành Chương chỉ dừng ở đó trước khi được mọi người biết đến.

Nhưng giờ đây sự khó khăn về kinh tế trong việc duy tu bảo tồn, dù chưa bao giờ muốn như vậy nhưng họa sĩ Thành Chương cũng đã phải giãi bày: “Giờ đây, Việt Phủ không còn là của gia đình chúng tôi nữa mà nó sẽ là của tất cả mọi người”.

Dù muốn hay không muốn, Thành Chương không thể để sự ích kỉ của riêng mình mà giữ trọn lấy Việt Phủ khi mà giờ đây giá trị văn hóa của Việt Phủ Thành Chương đang quá cần thiết trong cuộc sống đương đại.

Việt Phủ Thành Chương sau 15 năm ra đời, giờ đây sẽ đã tìm thấy một con đường khác, khi chính thức mở cửa cho khách tham quan và sẽ kêu gọi sự ủng hộ từ bên ngoài. Dù vậy, họa sĩ Thành Chương cũng bày tỏ quan điểm không dễ dãi tiếp nhận sự chung tay nếu đó không xuất phát từ tinh thần ban đầu của Việt Phủ.

Những khung cảnh đẹp trong Việt Phủ Thành Chương

{keywords}
{keywords}
{keywords}
{keywords}
{keywords}
{keywords}
{keywords}
{keywords}
{keywords}
{keywords}
{keywords}
{keywords}
{keywords}
{keywords}
{keywords}
{keywords}
{keywords}

H.Hoàng

Áo dài huyền thoại làm mê mẩn khán giả Huế