Bánh mì xưa, vừa được hiểu theo nghĩa những hàng bánh mì ngon nức tiếng phố cổ đã có từ lâu đời, vừa được hiểu là loại bánh mì dùng những nguyên liệu "kinh điển" như pate, xá xíu...

Bánh mì đâu có phải món ăn lạ lẫm gì nữa đâu, thậm chí nó còn quen đến nỗi trở thành một nét ẩm thực vô cùng đẹp và đặc trưng của người mình để nhắc đến tên ngoài thòm thèm ra còn đầy hãnh diện. 

Nó là món không kén người ăn, cũng chẳng dành riêng cho bất cứ đối tượng nào cả. Bé con ăn, học sinh ăn, người lớn ăn, thậm chí cả những cụ già cũng phát "nghiền" vì bánh mì. 

Mà cái ưng ý nhất là ăn bánh mì vào giờ nào cũng được, thay bữa trưa, bữa tối cũng chả vấn đề, rồi ăn kèm với cái gì cũng đều thấy hợp. Đúng là một món ăn "dễ chịu" về cả khía cạnh ẩm thực lẫn... ví tiền.

Ngày ngày, bánh mì càng được biến tấu để thu hút nhiều thực khách hơn, bằng chứng là các loại nhân được nhồi vào trong hay đồ ăn kèm đều đa dạng, phong phú hơn hết thảy. Các quán bán bánh mì mọc lên như nấm sau mưa, mỗi nơi lại mang riêng một vị, nhưng chủ yếu nhân phía trong bánh mì đã được "Tây hóa" nào thịt nướng, trứng cuộn... chẳng còn mấy nữa mấy hàng bánh mì bán bơ phần, xúc xích bì, pate.

Đó cũng là lý do khiến người ta đôi khi thèm đến tha thiết một ổ bánh mì "xưa" đúng chuẩn hương vị ngày trước. Vào thời tiết lành lạnh mà bụng có thể đói bất cứ lúc nào, nếu như đang ở Hà Nội và bỗng lên cơn thèm, bạn có thể thử ghé qua những hàng bánh mì sau đây.

Bánh mì Phố cổ - Đinh Liệt

Nằm ở phía đối diện với cửa hàng mì vằn thắn nức tiếng phố Đinh Liệt, bánh mì Phố cổ ở số 38 tạo cảm giác đơn giản đến không ngờ. Có nhiều lựa chọn cho khách hàng như bánh bao, bánh mì chảo... nhưng món chính ở đây vẫn là bánh mì kẹp với những nguyên liệu quen thuộc như dăm bông, pate, xá xíu. 

Không rõ chính xác thời gian ra đời của quán, nhưng món bánh mì ở đây khá nổi tiếng với nguyên liệu tự chế biến, đặc biệt giá cả lại khá mềm cho một tiệm ăn ở phố cổ. Với khoảng 20-25k, bạn đã có thể sở hữu một ổ bánh mì nóng hổi vừa thổi vừa ăn, cực kì hợp với thời tiết đang se lạnh của Hà Nội. Có thể xin thêm chút nước sốt gia truyền để vị bánh thêm đậm, nếu bạn là người không thích ăn nhạt.

{keywords}
Ổ bánh mì thơm ngon với những nguyên liệu tự chế biến.

{keywords}
Bạn cũng có thể lựa chọn nhiều loại nhân cho chiếc bánh của mình.

{keywords}

{keywords}

{keywords}

Bánh mì Bà Dần - Lò Sũ

Xuất hiện ở Hà Nội từ năm 1979, bánh mì Bà Dần thuộc top những hàng bánh mì lâu đời nhất của thủ đô. Theo anh Bình (con trai bà Dần, người kế thừa thương hiệu này) kể lại, ngày trước, mỗi ngày cửa hàng bán tới vài nghìn chiếc bánh mì là điều hết sức bình thường. 

Qua thời gian, khi nhiều cửa hiệu bánh mì khác mọc lên, bánh mì Bà Dần vẫn giữ được thương hiệu là món pate ngon nức mũi. Anh Bình còn cho biết thêm, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, anh đã sáng tạo thêm vài công thức để chiếc bánh mì đậm đà và lạ miệng hơn. 

Quy tắc cứ 3 tiếng lại thay bánh mới một lần giúp cho bánh luôn nóng giòn, cắn tơi trong miệng. Một điểm cộng nữa của quán là khá sạch sẽ nếu bạn ngồi lại ăn. Nhưng nhớ đừng quên thử món pate ở đây nhé!

{keywords}
Cửa hàng bánh mì Bà Dần trên phố Lò Sũ luôn rất đông khách

{keywords}
Bánh mì được nhập mới liên tục để đảm bảo hương vị và độ giòn.

{keywords}

Bánh mì Nguyên Sinh - Lý Quốc Sư

Tiền thân của bánh mì Nguyên Sinh là một trong những nhà hàng đầu tiên mở ra ở Hà Nội. Dù có rất nhiều công thức nguyên liệu đính mác bí kíp gia truyền, nhưng Nguyên Sinh vẫn nổi nhất là bánh mì pate gan. 

Ngoài ra nếu có thời gian, bạn có thể chọn nhiều loại khác như thịt xông khói, thịt nguội, xúc xích... ăn kèm theo đĩa ở ngoài. 

Vì là tiệm bánh lâu đời, lại có những bí kíp hương liệu riêng nên giá bánh mì Nguyên Sinh cũng hơi chát hơn so với các cửa hàng và thương hiệu khác.

{keywords}
Bánh mì Nguyên Sinh nổi trội với nhiều loại nguyên liệu đi kèm

{keywords}
Những chiếc bánh ở đây luôn tạo cảm giác sạch sẽ, ngon miệng.

{keywords}

(Theo Tri thức trẻ)