- Người nước ngoài tại TP.HCM thường dành mức lương cao hơn người bản xứ cho người giúp việc nhà hay trông em bé. Tuy nhiên, mức lương cao nhất họ chỉ có thể trả cho người Việt nào cực kỳ thạo tiếng Anh hay người Philippines. Người giúp việc cho người nước ngoài có thể thu nhập trên dưới 10 triệu/đồng một tháng, tuỳ khả năng.
Chỉ cần tiếng Anh "bồi"có thể làm cho Tây
Theo chân cô Tấn, nhà ở quận Bình Thạnh đi làm "ô sin" hai giờ đồng cho căn hộ của hai người Anh (nằm trong toà nhà gồm 8 căn hộ khép kín) ở khu Thảo Điền, quận 2, tôi mới thấy nghề này không đơn giản như làm "ô sin" cho người Việt.
Cô Tấn, 52 tuổi lựa chọn nghề giúp việc cho Tây đã ba năm nay, sau khi chồng qua đời đột ngột. Một mình cô nuôi sống cả gia đình nên không nề hà bất cứ việc gì, nhận làm 3 tới 4 nhà một lúc để có mức thu nhập đủ sống cho cả gia đình.
Vừa bước vào căn hộ (apartment), cô reo lên: "Hên quá, hôm nay tụi nó không ăn uống gì, dọn khoẻ!".
Cô được họ giao chìa khoá nên có thể đến bất kỳ lúc nào trong ngày. Tuần ba ngày, mỗi ngày hai tiếng cô tới dọn dẹp nhà cửa cho hai thanh niên người Anh. Căn hộ hai phòng ngủ này có giá thuê 1.000 đô la/tháng, tuy nhiên, họ chỉ mất có 40 ngàn đồng mỗi giờ cho công việc dọn dẹp.
Công việc của cô Tấn tại đây là rửa bát đĩa và lau khô xếp vào tủ (họ tự nấu ăn tại nhà), lau bếp, quét và lau nhà, cọ bồn tắm, nhà tắm, toalét cho sạch bóng, giặt quần áo bằng máy giặt rồi phơi, ủi đồ cho phẳng rồi treo hoặc gấp cho vào tủ; thay và giặt ga giường, vỏ chăn, vỏ gối, mỗi tuần một lần.
"Người nước ngoài họ rất sạch sẽ, nhất là toalet và bếp. Tôi từng làm cho nhiều nhà nước ngoài, nhà tắm và toa let của họ còn sạch hơn nhà mình", cô Tấn nói.
Đang dọn thì chủ nhà người Anh bước từ trên lầu xuống để chuẩn bị đi làm.
Cô Tấn giới thiệu: "Đây là bạn của tôi. À, hết OMO rồi, đưa tôi tiền để đi mua".
Chủ nhà đi khuất, tôi hỏi: "Cô không biết từ xà phòng tiếng Anh là gì à?" Cô cười, mình toàn học tiếng bồi chứ có đến trường đến lớp học bao giờ đâu, làm gì có thời gian. Lúc nào rảnh thì chạy qua nhà trọ của mấy người Philippines tám chuyện để nâng cao tiếng Anh. Từ nào mà họ nói không hiểu thì tôi ghi nhớ rồi về nhà tra từ điển.
Đừng tò mò, không biết phải hỏi
Cô Tấn cho biết: Lúc trước, có một người được thuê đến đây làm, lúc đó hai ông người Anh này trả có 30 ngàn đồng/giờ, thế là cô đó không rửa bát mà chỉ dọn dẹp, họ cho nghỉ việc luôn. Làm việc cho người Âu, Mỹ phải hiểu ý, họ không bao giờ phàn nàn hay la mắng mình, không thấy ưng thì họ lịch sự bảo: Từ ngày mai, cô (chị) không phải tới đây nữa.
Khi làm việc, mình cũng phải trao đổi với họ, chẳng hạn không hài lòng về mức lương thì phải giải thích công việc như thế thì phải tăng lương, chứ không phải chừa lại việc không làm. Tuyệt đối không tò mò về đời tư của họ, hỏi họ làm gì, thu nhập bao nhiêu.
Hàng ngày, cô Tấn chỉ biết đến làm xong rồi về, hầu như không biết chủ nhà như thế nào, ngoại trừ thông tin họ đến từ nước Anh.
Tuy nhiên, cô cũng cho biết, cô được giới thiệu đến đây làm vì trước đây đã từng làm thuê cho cha của người đàn ông người Anh này.
Vừa ủi quần áo, cô Tấn vừa giải thích: làm nghề này, trông thì dễ nhưng không dễ chút nào.
Chẳng hạn khi ủi quần áo, với áo phông phải lộn trái rồi mới ủi. Nhà này có hai đàn ông, khi gấp đồ thì vớ (tất), quần lót của ai để tủ người đó chứ không để lộn. Giặt quần áo cũng thế, đồ của hai người phải giặt riêng. Khi giặt phải chú ý, không giặt đồ tối màu lẫn với đồ sáng màu. Cô từng nghe một bà chủ người Pháp than phiền, có lần thuê maid (người giúp việc) giặt đồ, nó giặt lẫn lộn làm phai màu, hỏng hết quần áo, toàn đồ đắt tiền.
Làm việc cho người nước ngoài, họ không hướng dẫn cặn kẽ như người Việt, vì thế không biết thì hỏi họ làm thế nào, chứ không hỏi mà làm sai thì nghỉ việc.
Theo cô Tấn, thông thường người Việt được người nước ngoài thuê giúp việc do ai đó giới thiệu hoặc có thư nhận xét từ chủ Tây cũ.
Cách thông thường của người giúp việc cho Tây là khi chủ cũ về nước, họ nhờ chủ viết một cái giấy giới thiệu để lại, trong đó ghi rõ họ tên và điện thoại hay email của chủ, nếu đi xin việc tiếp thì người chủ mới có thể gọi điện cho chủ cũ kiểm tra thông tin. Thông thường, người nước ngoài thích một người giúp việc đã từng có kinh nghiệm hơn, đặc biệt là được chủ cũ "khen ngợi".
Người giúp việc cũng có đẳng cấp
"Đẳng cấp" người giúp việc cho Tây theo cách cô Tấn giải thích là phụ thuộc vào trình độ của người giúp việc.
Tiếng Anh giỏi và khả năng làm việc tốt bao giờ cũng được hưởng mức lương cao nhất. Người nước ngoài họ không thuê lẫn lộn người giúp việc nhà và người trông trẻ con, đó là hai "đẳng cấp" khác nhau. Sự phân biệt còn ở trình độ tiếng Anh, tiếng Anh càng giỏi, lương càng cao.
Theo giải thích của Thanh Hải, một người giúp việc cho căn hộ ở Saigon Pearl, tiếng Anh có ba từ riêng biệt cho "ô sin": "houskeeper" là người được thuê dọn dẹp nhà cửa; "nany" là người được thuê đến trông trẻ lớn, khoảng từ một tuổi trở lên; "babysister" là người được thuê trông em bé dưới một tuổi, và phải ở lại qua đêm cùng chủ nhà.
Người dọn dẹp nhà cửa thường chịu mức lương thấp nhất. Người nước ngoài trả lương cao nhất cho người trông em bé. Trên thực tế, cũng có những "ô sin" làm được cả ba việc cùng lúc nhưng rất ít ỏi.
Theo giới giúp việc cho Tây, người Việt làm nghề này đang được trả cao nhất là 350 đô la/tháng, trong khi đó người Philippines tới TP.HCM làm việc này có mức lương từ 450 đô la/tháng trở lên.
(Vì nhiều lý do tế nhị, nhân vật trong bài đã được đổi tên).
Đón đọc kỳ tới: Giúp việc cho Tây giá hàng trăm đô. Vì sao "ô sin" Việt hưởng mức lương thấp hơn người Philippines?
Chỉ cần tiếng Anh "bồi"có thể làm cho Tây
Theo chân cô Tấn, nhà ở quận Bình Thạnh đi làm "ô sin" hai giờ đồng cho căn hộ của hai người Anh (nằm trong toà nhà gồm 8 căn hộ khép kín) ở khu Thảo Điền, quận 2, tôi mới thấy nghề này không đơn giản như làm "ô sin" cho người Việt.
Cô Tấn, 52 tuổi lựa chọn nghề giúp việc cho Tây đã ba năm nay, sau khi chồng qua đời đột ngột. Một mình cô nuôi sống cả gia đình nên không nề hà bất cứ việc gì, nhận làm 3 tới 4 nhà một lúc để có mức thu nhập đủ sống cho cả gia đình.
Vừa bước vào căn hộ (apartment), cô reo lên: "Hên quá, hôm nay tụi nó không ăn uống gì, dọn khoẻ!".
Cô Tấn đang dọn dẹp cho chủ Tây |
Công việc của cô Tấn tại đây là rửa bát đĩa và lau khô xếp vào tủ (họ tự nấu ăn tại nhà), lau bếp, quét và lau nhà, cọ bồn tắm, nhà tắm, toalét cho sạch bóng, giặt quần áo bằng máy giặt rồi phơi, ủi đồ cho phẳng rồi treo hoặc gấp cho vào tủ; thay và giặt ga giường, vỏ chăn, vỏ gối, mỗi tuần một lần.
"Người nước ngoài họ rất sạch sẽ, nhất là toalet và bếp. Tôi từng làm cho nhiều nhà nước ngoài, nhà tắm và toa let của họ còn sạch hơn nhà mình", cô Tấn nói.
Đang dọn thì chủ nhà người Anh bước từ trên lầu xuống để chuẩn bị đi làm.
Cô Tấn giới thiệu: "Đây là bạn của tôi. À, hết OMO rồi, đưa tôi tiền để đi mua".
Chủ nhà đi khuất, tôi hỏi: "Cô không biết từ xà phòng tiếng Anh là gì à?" Cô cười, mình toàn học tiếng bồi chứ có đến trường đến lớp học bao giờ đâu, làm gì có thời gian. Lúc nào rảnh thì chạy qua nhà trọ của mấy người Philippines tám chuyện để nâng cao tiếng Anh. Từ nào mà họ nói không hiểu thì tôi ghi nhớ rồi về nhà tra từ điển.
Đừng tò mò, không biết phải hỏi
Cô Tấn cho biết: Lúc trước, có một người được thuê đến đây làm, lúc đó hai ông người Anh này trả có 30 ngàn đồng/giờ, thế là cô đó không rửa bát mà chỉ dọn dẹp, họ cho nghỉ việc luôn. Làm việc cho người Âu, Mỹ phải hiểu ý, họ không bao giờ phàn nàn hay la mắng mình, không thấy ưng thì họ lịch sự bảo: Từ ngày mai, cô (chị) không phải tới đây nữa.
Khi làm việc, mình cũng phải trao đổi với họ, chẳng hạn không hài lòng về mức lương thì phải giải thích công việc như thế thì phải tăng lương, chứ không phải chừa lại việc không làm. Tuyệt đối không tò mò về đời tư của họ, hỏi họ làm gì, thu nhập bao nhiêu.
Hàng ngày, cô Tấn chỉ biết đến làm xong rồi về, hầu như không biết chủ nhà như thế nào, ngoại trừ thông tin họ đến từ nước Anh.
Tuy nhiên, cô cũng cho biết, cô được giới thiệu đến đây làm vì trước đây đã từng làm thuê cho cha của người đàn ông người Anh này.
Vừa ủi quần áo, cô Tấn vừa giải thích: làm nghề này, trông thì dễ nhưng không dễ chút nào.
Chẳng hạn khi ủi quần áo, với áo phông phải lộn trái rồi mới ủi. Nhà này có hai đàn ông, khi gấp đồ thì vớ (tất), quần lót của ai để tủ người đó chứ không để lộn. Giặt quần áo cũng thế, đồ của hai người phải giặt riêng. Khi giặt phải chú ý, không giặt đồ tối màu lẫn với đồ sáng màu. Cô từng nghe một bà chủ người Pháp than phiền, có lần thuê maid (người giúp việc) giặt đồ, nó giặt lẫn lộn làm phai màu, hỏng hết quần áo, toàn đồ đắt tiền.
Làm việc cho người nước ngoài, họ không hướng dẫn cặn kẽ như người Việt, vì thế không biết thì hỏi họ làm thế nào, chứ không hỏi mà làm sai thì nghỉ việc.
Theo cô Tấn, thông thường người Việt được người nước ngoài thuê giúp việc do ai đó giới thiệu hoặc có thư nhận xét từ chủ Tây cũ.
Cách thông thường của người giúp việc cho Tây là khi chủ cũ về nước, họ nhờ chủ viết một cái giấy giới thiệu để lại, trong đó ghi rõ họ tên và điện thoại hay email của chủ, nếu đi xin việc tiếp thì người chủ mới có thể gọi điện cho chủ cũ kiểm tra thông tin. Thông thường, người nước ngoài thích một người giúp việc đã từng có kinh nghiệm hơn, đặc biệt là được chủ cũ "khen ngợi".
Người giúp việc cũng có đẳng cấp
"Đẳng cấp" người giúp việc cho Tây theo cách cô Tấn giải thích là phụ thuộc vào trình độ của người giúp việc.
Tiếng Anh giỏi và khả năng làm việc tốt bao giờ cũng được hưởng mức lương cao nhất. Người nước ngoài họ không thuê lẫn lộn người giúp việc nhà và người trông trẻ con, đó là hai "đẳng cấp" khác nhau. Sự phân biệt còn ở trình độ tiếng Anh, tiếng Anh càng giỏi, lương càng cao.
Theo giải thích của Thanh Hải, một người giúp việc cho căn hộ ở Saigon Pearl, tiếng Anh có ba từ riêng biệt cho "ô sin": "houskeeper" là người được thuê dọn dẹp nhà cửa; "nany" là người được thuê đến trông trẻ lớn, khoảng từ một tuổi trở lên; "babysister" là người được thuê trông em bé dưới một tuổi, và phải ở lại qua đêm cùng chủ nhà.
Người dọn dẹp nhà cửa thường chịu mức lương thấp nhất. Người nước ngoài trả lương cao nhất cho người trông em bé. Trên thực tế, cũng có những "ô sin" làm được cả ba việc cùng lúc nhưng rất ít ỏi.
Theo giới giúp việc cho Tây, người Việt làm nghề này đang được trả cao nhất là 350 đô la/tháng, trong khi đó người Philippines tới TP.HCM làm việc này có mức lương từ 450 đô la/tháng trở lên.
(Vì nhiều lý do tế nhị, nhân vật trong bài đã được đổi tên).
- Tú Uyên
Đón đọc kỳ tới: Giúp việc cho Tây giá hàng trăm đô. Vì sao "ô sin" Việt hưởng mức lương thấp hơn người Philippines?