Triết lý thiết kế lưu truyền qua 2 kỳ Olympic

Với ông Paul Noritaka Tange, Thế vận hội Olympic Tokyo 2021 là một cột mốc ấn tượng khi ông đảm nhiệm vai trò kiến trúc sư trưởng cho Cung thể thao dưới nước Tokyo cùng đội ngũ của mình tại Tange Associates - đơn vị thiết kế kiến trúc hàng đầu thế giới.

Điều đặc biệt là cách đây 57 năm, chính cha ông là ông Kenzo Tange đã là người thiết kế sân vận động quốc gia Yoyogi cho kỳ Thế vận hội 1964.

{keywords}
 Cung thể thao dưới nước Tokyo cho Olympic Tokyo 2021. Ảnh: ©Tokyo Metropolitan Government

"Tôi tin rằng chúng tôi là cặp cha con duy nhất cùng thiết kế cung thể thao cho Olympics và một phần lý do tôi muốn làm theo đuổi thiết kế này là bởi lòng kính trọng tôi dành cho cha mình”, ông Paul chia sẻ với báo Reuters. “Tôi muốn nói với ông rằng tôi đã đủ trưởng thành để tiếp bước ông. Và công ty ông sáng lập vẫn đang phát triển vững mạnh".

Ông Paul Noritaka Tange hiện là Chủ tịch của Tange Associates, một trong những đơn vị thiết kế kiến trúc hàng đầu thế giới do chính cha ông sáng lập tại Nhật Bản.

Với hơn 70 năm phát triển, tên tuổi Tange Associates gắn liền với các công trình mang tính biểu tượng trên khắp thế giới, bên cạnh các sân vận động còn có toà thị chính The New Tokyo City Hall Complex (Nhật Bản), trung tâm thương mại Orchard Gateway (Singapore) hay tòa tháp kén Mode Gakuen Cocoon Tower...

Từng hoạt động tích cực tại châu Âu và Trung Đông trong những năm 70 - 80, nhưng đến nay Tange Associates tập trung hoạt động tại châu Á.

Danh mục các dự án mới nhất của Tange Associates đang mở rộng, từ Singapore, Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong đến các thị trường mới nổi như Thái Lan, Indonesia, Malaysia.

Tại Việt Nam, Tange Associates là đối tác chiến lược của Masterise Homes trong dòng sản phẩm Masteri. Ông Paul chia sẻ trong một bài phỏng vấn với Design Hotels, “Chúng tôi đã lựa chọn tập trung vào châu Á trong vòng 25 năm qua. Ngày nay chúng tôi chỉ giới hạn hoạt động trong 80 người. Đó là niềm tin của cha tôi - nếu công ty có hơn 100 người thì ta không thể kiểm soát được thiết kế. Chúng tôi phải tập trung vào khu vực phát triển hơn cả, và chúng tôi tin rằng châu Á còn nhiều tiềm năng”.

{keywords}
 Ông Paul Noritaka Tange đến thăm Masterise Homes tại Việt Nam. Ảnh: Masterise Homes

Triết lý thiết kế đề cao yếu tố “xã hội”

Trải qua chặng đường hơn 70 năm phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới, Tange Associates luôn giữ vững triết lý thiết kế từ những ngày đầu của người sáng lập - ông Kenzo Tange, cố kiến trúc sư từng giành giải thưởng Pritzker danh giá.

Từ những năm giữa thế kỷ 20, ông Kenzo Tange đã luôn đề cao yếu tố “xã hội” trong thiết kế của mình và đến nay, con trai ông và các kiến trúc sư của Tange Associates vẫn đang tiếp nối triết lý đó trong những thiết kế của mình trong thế kỷ 21.

“Xã hội ngày nay coi trọng những giá trị cá nhân, giá trị con người. Với những công trình kiến trúc của mình, chúng tôi đang đáp ứng nhu cầu của con người. Bất cứ khi nào chúng tôi có một dự án ở một quốc gia khác, chúng tôi đều trò chuyện với khách hàng và cố gắng hiểu văn hóa, truyền thống và lịch sử - không chỉ của quốc gia, mà còn của thành phố và khu vực dự án đó. Bởi vì kiến trúc cần được con người ở đó trân trọng. Vì vậy, cho dù những thiết kế này mang những tiêu chuẩn và xu hướng quốc tế, nhưng vẫn phải có cái hồn của địa phương”, ông Paul nói.

Lấy ví dụ như thiết kế Cung thể thao dưới nước Tokyo cho Thế vận hội Olympic Tokyo 2021 - đây là sự kết hợp giữa mái nhà lấy cảm hứng từ nghệ thuật xếp giấy Origami và hệ thống trao đổi nhiệt năng lượng mặt trời hàng đầu thế giới. Hay Mode Gakuen Cocoon Tower ra đời với ý tưởng kiến trúc “kén” độc đáo, là một kiến trúc trường học cao tầng hiện đại hiếm có tại Tokyo nhưng vẫn đảm bảo tính riêng tư và kết nối truyền thống.

Sự thống nhất triết lý từ dự án tầm cỡ thế giới cho đến nhà ở

Không dừng lại ở những dự án mang tầm cỡ quốc tế, triết lý thiết kế này cũng được áp dụng xuyên suốt tại những dự án của Tange Associates với Masterise Homes.

Với dự án Masteri Centre Point tại TP. Thủ Đức, TP.HCM, đơn vị này đưa ra thiết kế mặt đứng giật cấp độc đáo đan xen, cùng hệ cửa kính với chiều cao sát trần (full-height glass), vừa tạo nên giá trị duy mỹ cho kiến trúc, vừa gia tăng giá trị bền vững cho công trình theo thời gian, đồng thời đảm bảo mọi căn hộ được đón trọn không gian tươi mới và trong lành từ biển hồ và đại công viên.

{keywords}
Hình minh họa thiết kế mặt đứng của Masteri Centre Point. Ảnh: Masterise Homes

Với dự án Masteri Waterfront tại Gia Lâm, Hà Nội, với vị trí ngay sát biển hồ, các kiến trúc sư của Tange đem cảm hứng từ những con sóng của đại dương đặt vào đường nét thiết kế, với sự kết hợp của những thanh ngang mô phỏng mặt nước cùng những gam màu đặc trưng của biển cả.

{keywords}
Thiết kế của Tange cho Masteri Waterfront lấy cảm hứng từ vị trí của dự án. Ảnh phối cảnh: Masterise Homes

Còn với dự án Masteri West Heights tai Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội, Tange đã lấy ý tưởng từ các bảng mạch điện tử với những đường nét đan xen tinh tế cùng hệ cửa kính với chiều cao sát trần, tạo nên giá trị duy mỹ và và hài hoà cho không gian sống của cư dân tương lai.

{keywords}
 Hình minh họa thiết kế của Masteri West Heights. Ảnh phối cảnh: Masterise Homes

Đúng như những chia sẻ của ông Paul Noritaka Tange, những thiết kế của Tange Associates không chỉ dừng lại ở việc đem những ý tưởng, công nghệ và tiêu chuẩn quốc tế vào công trình mà còn đề cao những giá trị cá tính riêng của từng dự án cũng như văn hóa địa phương.

“Triết lý thiết kế của chúng tôi không đổi nhưng mỗi thời kỳ đòi hỏi mỗi cách ứng dụng triết lý đó khác nhau. Tôi học hỏi từ cha tôi, và hiện giờ tôi cũng đang học hỏi từ thế hệ trẻ. Kiến trúc không thể đứng im mà cần liên tục thay đổi để phù hợp với con người - điều hôm nay ta nghĩ là đúng có thể ngày mai sẽ không còn đúng nữa”, ông Paul Noritaka Tange cho hay.

Lệ Thanh